Phân tích doanh thu:

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO (Trang 40 - 45)

3. Phân tích khả năng sinh lợi:

3.1.Phân tích doanh thu:

 Các nguồn doanh thu chủ yếu:

Năm 2008 2007 2006 2005

Doanh thu bán hàng, khuyến mãi

bằng sản phẩm 471,497 384,640 277,568 306,451

Doanh thu cung cấp dịch vụ 129,647 0 16,210 0

Doanh thu hoạt động tài chính 2,775 10,302 392 844

Tribeco hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất hàng hóa, chính vì vậy nguồn thu chủ yếu của công ty từ hoạt động bán sản phẩm do công ty sản xuất.Sản phẩm chủ yếu của công ty là các mặt hàng nước giải khát như sưã đậu nành, trà xanh, trà bí đao, chế biến thực phẩm như thức ăn đóng hộp. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng gần 80% tỷ trọng này giữ đều theo các năm. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có tham gia các hoạt động tài chính. Cuối năm 2007 Tribeco có mua một lượng lớn cổ phiếu của Kinh Đô và kem Kido’s và Sabeco. Trong những năm 2005, 2006, 2007 khi nền kinh tế ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn “Sốt’ công ty có thể kiếm được một khoản doanh thu từ việc chênh lệch giá song hoạt động này chỉ mang lại cho công ty một khoản doanh thu nhỏ. Và không ổn định có xu hướng giảm sau các năm. Đặc biệt là năm 2008 do ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu giá chứng khoán

của Kinh đô và kem Kido’s, Sabeco giảm mạnh khiến cho doanh thu về hoạt động tài chính giảm chỉ mang về khoảng hơn 2 tỷ đồng. Tuy nhiên chí phí tài chính lại cao do công ty phải lập dự phòng giảm giá chứng khoán tới 13,6 tỷ đồng chính vì vậy công ty bị chịu một khoản tổn thất khá lớn về lô cổ phiếu này.

 Tính bền vững của doanh thu:

Năm 2008 % thay đổi 2007 % thay đổi 2006 % thay đổi 2005

DT thuần 580,595 51% 384,640 31% 293,779 -4% 306,451

Nhìn chung doanh thu của Tribeco tăng đều theo các năm. Tuy nhiên năm 2006 doanh thu của công ty đã giảm. Doanh thu giảm do công ty đã điều chỉnh tăng giá bán để phù hợp với giá giá nguyên vật liệu tăng liên tục trong nhiều năm. Thời điểm này tất cả giá nguyên liệu đều tăng, đặc biệt giá đường tăng 100%. Ngoài ra do trong thời gian này công ty đang điều chỉnh lại hệ thống phân phân phối bán hàng, các cửa hàng phân phối chỉ được bán sản phẩm của công ty nên số lượng cửa hàng bị giảm, chính vì vậy sản lượng tiêu thụ của công ty đã giảm đáng kể. Tuy nhiên đó chỉ là sự suy giảm tạm thời, năm 2007 doanh thu của công ty đã có sự tăng trở lai. Doanh thu cao hơn cả năm 2005 doanh thu tăng cao như vậy do năm 2006 công ty đầu tư thiết bị, dây chuyền sản xuất mới giúp công ty sản xuất những sản phẩm mới có lợi nhuận cao. Đặc biệt nhà máy sản xuất nước giải khát Tribeco Bình Dương với năng suất 90.000.000 thùng /1 năm đã đi vào hoạt động chính thức giúp sản lượng công ty tăng đáng kể.Đồng thời công ty có hệ thống phân phối sản phẩm được hoàn thiện và mở rộng hơn. Doanh thu năm 2007 tăng cũng nhờ một phần đóng góp của việc mua bán chứng khoán.

Tới năm 2008 doanh thu của công ty tiếp tục tăng nhanh tăng gần gấp đôi so với năm 2007. Doanh thu tăng nhanh như vậy do tháng 3/2008 nhà máy sản xuất nước trà xanh, bí đao, nước ép trái cây tại nhà máy Bình Dương với công suất 5.000.000 thùng/1 năm và nhà máy Tribeco miền Bắc với công suất 9.000.000 thùng /1 năm chính thức được đưa vào hoạt động giúp cho sản lượng của công ty tăng đáng kể. Trong năm 2008 công ty đã hợp tác với Kinh Đô để mở rộng kênh phân phối cho các dòng sản phẩm non-return như Trà xanh, Trà Bí Đao, Jeno, giúp cho sản phẩm được tiêu thụ với sản lượng khá cao điều này trước đây không được thực hiện do công ty không có dòng sản phẩm như Kinh Đô. Song sang năm 2008 công ty đã đa dạng hóa sản phẩm của mình, biết tận dụng những kênh phân phối sản phẩm có sẵn và khá bền vững của Kinh Đô. Đây là một tín hiệu đáng mừng hứa hẹn trong tương lai sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Tribeco sẽ tăng lên góp phần tăng doanh thu cho Tribeco trong những năm tiếp theo.

 Mối quan hệ giữa doanh thu và khoản phải thu:

Năm 2008 2007 2006 2005

Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451

Phần trăm thay đổi 50.95% 30.93% -4.14% -

Khoản phải thu 118,188 202,108 108,982 80,082

Phần trăm thay đổi -41.52% 85.45% 36.09% -

Các khoản phải thu của công ty tăng lên nhanh chóng trong các năm tương ứng với sự thay đổi về doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các khoản phải thu của công ty tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu, đặc biệt là năm 2008 các khoản phải thu tăng 217,14% trong khi doanh thu chỉ tăng 50,95%  các khoản phải thu tăng gấp 4 lần doanh thu. Điều đáng chú ý ở đây là tốc độ tăng trưởng trong các khoản phải thu năm 2006 đi ngược lại so với các năm khác. Bởi năm đó doanh thu của công ty giảm, theo quy luật thì các khoản phải thu phải giảm nhưng năm 2006 lại ngược lại, các khoản phải thu vẫn tăng lên tới 36%, một điều cần phải xem xét lại. Chính những điều trên đã làm cho vòng quay khoản phải thu của công ty giảm, chứng tỏ các năm 2007 và 2008 công ty có chính sách bán chịu rất lớn, điều này khá nguy hiểm vì nguy cơ khoản nợ xấu gia tăng, và công ty không thu hồi được vốn nhanh chóng sẽ dẫn tới thất thoát trong doanh thu do công ty sẽ phải lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi  công ty không có tiền kinh để kinh doanh kỳ sau.Theo thống kê trong năm 2008 công ty có khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng khá lớn 210,5 tỷ đồng. Chỉ riêng thu của đại lý bao bì là 82,8 tỷ đồng và của Tribeco Bình Dương 96,5 tỷ đồng. So với vốn điều lệ, những khoản phải thu thật sự quá cao.

 Mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho:

Năm 2008 2007 2006 2005

Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451

Tổng HTK 46,372 52,664 29,910 28,255

Nguyên liệu, vật liệu 9,223 24,810 13,902 20,881

Công cụ, dụng cụ 9,477 15,191 8,611 3,093

Hàng đang đi đường - - -

Thành phẩm 874 874 3,715 1,985

Hàng Hóa 14,979 4,845 624 9

Bất kì một doanh nghiệp sàn xuất nào cũng phải trải qua ba giai đoạn là dự trữ - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Hàng tồn kho mang lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt trong việc lựa chọn thời điểm, lượng hàng nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ. Cho nên, hàng tồn kho ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu một công ty.

Hàng tồn kho gia tăng qua các năm, trong đó chủ yếu là gia tăng nguyên vật liệu sẽ đem lại cho công ty sự thuận lợi trong quá trình mua nguyên liệu, vật liệu và trong hoạt động sản xuất. Thông thường, khi mua một khối lượng hàng lớn, công ty sẽ được hưởng chính sách ưu đãi như chiết khấu giá bán từ nhà cung cấp. Ngoài ra, việc duy trì một khối lượng nguyên vật liệu nhiều cũng giúp công ty giảm rủi ro tăng giá thu mua. Quan trọng là nguồn nguyên vật liệu này giúp cho công ty đảm bảo quá trình sản xuất được duy trì ổn định, sản lượng hàng sản xuất và bán ra ổn định từ đó giúp cho doanh thu của công ty tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, khối lượng nguyên vật liệu tồn kho lớn sẽ đẩy chi phí tồn trữ lên cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung nguyên vật liệu của công ty cũng khá ổn định qua các năm. Năm 2006 lượng nguyên vật liệu của công ty giảm do giá nguyên vật liệu tăng rất nhanh so với năm 2005 khiến cho chi phí mua hàng tăng lên mạnh vì vậy lượng nguyên vật liệu thu mua cũng ít đi. Tình hình như vậy lại diễn ra một lần nữa vào năm 2008 nhưng năm nay khủng hoảng kinh tế diễn ra rất mạnh, lạm phát cao đẩy giá nguyên vật liệu tăng nhanh khủng khiếp khiến lượng nguyên vật liệu của công ty chỉ bằng 1/2 so với năm 2006 và bằng 1/3 so với năm 2007. Trong khi đó khả năng sản xuất của năm 2008 gấp 3 lần so với công suất sản xuất của năm 2006 do năm 2008 nhà máy sản xuất nước giả khát Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền bắc đã đi vào hoạt động. Qua đó ta thấy nguyên vật liệu năm 2008 quá ít nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất của công ty.

Tuy nguồn nguyên liệu ít như vậy nhưng ta thấy lượng thành phẩm tồn kho và hàng gửi đi bán của năm 2008 khá lớn. Không những cao hơn các năm 2005, 2006 mà còn cao

hơn cả năm 2007- năm có nguồn nguyên liệu khá lớn. Điều này chứng tỏ mức tiêu thụ sản phẩm của công ty không cao, không tương xứng với năng lực sản xuất của công ty, sẽ làm ành hưởng nghiêm trọng tới nguồn doanh thu của công ty trong năm 2008.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO (Trang 40 - 45)