2. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty:
2.1. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản:
Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
Việc phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp. Và để giảm bớt phức tạp trong việc tính toán đồng thời đánh giá chính xác các thành quả của công ty, người ta thường tính tỷ suất sinh lợi khi vốn đầu tư được xem là độc lập với các nguồn tài trợ, sử dụng nợ và vốn cổ phần
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005 Thu nhập ròng (144,989) 15,224 8,688 5,708 Tổng tài sản 498,465 441,226 181,007 141,535 ROA -29.09% 3.45% 4.80% 4.03% Thu nhập ròng ROA = Tổng tài sản Dòng tiền hoạt động – Cổ tức Tỷ số tái đầu tư tiền mặt=
Qua biểu đồ ta thấy qua các năm 2005, 2006, 2007 công ty có ROA dương tuy nhiên vẫn còn thấp. Một đồng tài sản công ty bỏ ra chỉ thu về được khoảng 4 đồng lợi nhuận. Đó vẫn là con số khả quan vì còn thu về được lợi nhuận nhưng đến năm 2008 công ty bị thua lỗ khá lớn khiến ROA giảm xuống tới -30%. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng tài sản không đạt hiệu quả. Do đó, công ty cần phải có các biện pháp để nâng cao tỷ số trong thời gian sắp tới. Cụ thể, công ty cần tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh, có thể thanh lý các tài sản không đạt hiệu quả.
Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (điều chỉnh):
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Thu nhập ròng (144,989) 15,224 8,688 5,708
Tổng chi phí lãi vay 25,806 11,132 4,364 1,194
Tài sản vô hình 44 16,272 79 0
Chí phí XDDD 0 1,550 0 0
Tổng tài sản bình
quân điều chỉnh 489,532 432,275 180,967 75,336
ROA điều chỉnh cũng là một phương pháp đo lường tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty nhưng nó còn xuất hiện chi phí lãi vay. Và chi phí lãi vay là một khoản được khấu trừ thuế. Điều này ngụ ý rằng nếu chi phí lãi vay được loại trừ thì lợi ích thuế cũng bị loại trừ khỏi thu nhập. Như trong trường hợp năm 2008 công ty bị lỗ, vì thế công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tức là công ty đã thu được một khoản tiền tiết kiệm từ việc nộp thuế nhưng khoản tiền này sẽ không được ghi nhận vào doanh thu của doanh nghiệp. Khi tính tỷ suất sinh lợi trên tài sản thì ta được tỷ suất sinh lợi qua các năm đều giảm. Một đồng tài sản công ty bỏ ra trong các năm 2005, 2006, 2007 công ty sẽ nhận lại được khoảng 7 đồng lợi nhuận. Một con số khá khiêm tốn, còn nếu tính trung bình 4 năm thì không có khoản lợi nhuận nào từ hoạt động sử dụng tài sản.
Phân tích mối quan hệ giữa ROA và ROA điều chỉnh
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
ROA -29.09% 3.45% 4.80% 4.03%
ROA điều chỉnh -25.66% 5.45% 6.61% 8.77%
Thông thường người ta dùng chỉ số tính ROA điều chỉnh để kiểm tra xem độ chính xác của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Trong giai đọan 2005 tới 2008 của công ty nước giải khát Tricbeco với hai cách tính ROA theo phương pháp thông thường và ROA điều chỉnh cho ta kết quả gấn giống với nhau. Nhưng với cách tính ROA điều chỉnh sẽ cho ta kết quả chính xác hơn tức là ROA lớn hơn khoảng 3%. Do con số chênh lệch giữa hai cách tính tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản không cao nên chúng ta không phải điểu chỉnh hay thay đổi các khoản mục thong việc tinh tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.
Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (chia tách):
Nếu chỉ sử dụng phương pháp so sánh ta chỉ có thể nhận thấy vị trí của công ty so với ngành và các công ty cùng ngành. Để có thể hiểu thêm về những hoạt động của công ty ta phải phân tích thành phần của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản thông qua phương pháp “chia tách”. Khi đó tỷ suất sinh lợi trên tài sản sẽ được phân chia như sau:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản LN ròng + Lãi vay( 1- Thuế) LN ròng + Lãi vay( 1- Thuế) Doanh thu thuần = x
Tài sản bình quân Doanh thu thuần Tài sản bình quân
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Thu nhập ròng (144,989) 15,224 8,688 5,708
Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451
Tổng tài sản bình quân (đc) 489,532 432,275 180,967 75,336
ROS -24.97% 3.96% 2.96% 1.86%
Hiệu suất sử dụng tài sản 1.19 0.89 1.62 4.07
ROA -25.66% 5.45% 6.61% 8.77%
Trong cách tính ROA chia tách ta vẫn tính được kết quả ROA bằng với ROA mà ta đã tính ở trên. Với cách tính ROA chia tách như vậy giúp chúng ta hiểu rõ thêm các thành phần của tỷ suất sinh lợi, những nhân tố nào tác động trực tiếp tới tỷ suất sinh lợi của công ty.
Qua bảng số liệu ta thấy nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giảm là do tỷ số tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp. Qua các năm 2005, 2006, 2007 tỷ suất sinh lợi trên doanh thu có tăng từ 1.86% đến 3.96% song mức tăng này quá thấp. Sau đó tới năm 2008 tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm quá sâu xuống tới -25% còn hiệu suất sử dụng qua các năm khá cao nhưng tỷ lệ có xu hướng giảm sút trong khoảng từ 90% tới 220% không thể bù đắp cho phần tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Vì vậy, nên ROA điều chỉnh qua các năm không cao.
Để có thể nhìn thấy được nguyên nhân của việc sụt giảm này, chúng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của công ty trong giai đoạn này.
Phân tích tỷ số sinh lợi trên doanh thu (ROS):
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Thu nhập ròng (144,989) 15,224 8,688 5,708
Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451
ROS -24.97% 3.96% 2.96% 1.86%
Doanh thu thuần về việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng đều hàng năm song tốc độ tăng trưởng khá chậm.Doanh thu bị sụt giảm có thể do một nguyên nhân khách quan như sau, việc gia nhập vào WTO đã mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam, kéo theo đó là sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Tribeco cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Hàng hóa nước ngoài với nhiều đặc điểm nổi trội hơn đã khiến cho công ty khó bán được hàng hơn, thị phần bị chia sẻ cho các công ty thực phẩm nước ngoài cũng đã làm cho doanh thu của công ty bị sụt giảm.
Tất cả những nguyên nhân trên cả về chủ quan và khách quan trên đã làm cho doanh thu của công ty bị thu hẹp lại. Nguyên nhân của sự thu hẹp trong doanh thu chính là nguyên nhân làm giảm đi tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty.
Lợi nhuận công ty giảm trong năm 2008 là do các nguyên nhân sau:
- Giá vốn hàng bán của công ty tăng với tốc động cao hơn doanh thu. Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu đều tăng giá đã đẩy giá thành sản phẩm tăng trong khi giá bán không tăng tương ứng do nhu cầu giảm mạnh, tâm lý người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng tài chính.
- Đầu tư tài chính thua lỗ do tất cả cổ phiếu trên thị trường liên tục giảm giá, dẫn đến việ đầu tư chứng khoán không hiệu quả.
- Tỷ giá ngoại tệ: trong năm 2008 tỷ giá USD/VND biến động tăng rất lớn làm ảnh hưởng đến giá nguyên liệu nhập khẩu.
- Lãi vay ngân hàng: Do chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nghiêm trọng, công ty không thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn như kế hoạch, do đó phải vay ngân hàng với lãi suất cao.
Sự giảm sút này là do còn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính, giá nguyên vật liệu đầu vào và nhiêm liệu vẫn cao, tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng.
Để thể hiện mối quan hệ giữa hai chỉ số Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của công ty qua 3 năm ta có biểu đồ sau:
Ta thấy xu hướng biến đổi của tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS tương đồng với tỷ suất sinh lợi trong tổng tài sản ROA, chính vì vậy sự giảm sút mạnh mẽ của ROA sẽ được giải thích một cách đúng đắn bởi sự tăng trưởng của ROS. Và sự tăng trưởng này quá nhỏ, tại sao trong 3 năm qua Tribeco đã có một tỷ lệ tăng trưởng trên doanh thu thấp đến như vậy? Hãy tìm hiểu về tình hình khinh doanh của công ty. Tình hình kinh doanh của công ty được biểu hiện qua doanh thu thuần và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu sau
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản:
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451
Tổng tài sản bình quân 489,532 432,275 180,967 75,336
Biểu đồ đã thể hiện cho ta thấy Hiệu suất sử dụng tài sản của Tribeco giảm mạnh qua 3 năm, nguyên nhân của sự giảm sút này có phải là do công ty đã sử dụng tài sản của mình không có hiệu quả hay không hay do một nguyên nhân nào khác nữa? Hãy nhìn vào thống kê phần tài sản của bảng cân đối kế toán sau:
TÀI SẢN 2008 2007 2006 2005
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 177,832 338,348 148,819 118,888
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11,503 66,094 7,596 9,299
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0
III. Các khoản phải thu 118,189 202,421 108,983 80,083
IV. Hàng tồn kho 45,497 52,664 29,910 28,255
V. Tài sản ngắn hạn khác 2,643 17,169 2,330 1,251
B TÀI SẢN DÀI HẠN 147,987 332,763 62,522 31,785
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0
II. Tài sản cố định 71,361 276,560 24,472 21,354
1 Tài sản cố định hữu hình 68,818 256,012 21,419 18,132
2 Tài sản cố định thuê tài chính 2,499 2,726 2,974 3,222
3 Tài sản cố định vô hình 44 16,272 79 0
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 1,550 0 0
III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 42,931 38,050 10,250
V. Tài sản dài hạn khác 33,695 56,202 0 181
Trong năm 2007, tổng tài sản của TRIBECO tăng 459,77 tỷ đồng (tăng 217,55%). Cả 2 nhóm tài sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng lên thêm. Có sự biến đổi lớn này là do nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất có thể kể đến là công ty đã gia tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Việc gia tăng các khoản phải thu chứng tỏ công ty muốn gia tăng thêm lượng hàng tiêu thụ và thu hút khách hàng bằng cách nâng cao chính sách “trả chậm”. Nhưng dường như nó chưa thực sự hiệu quả. Bằng chứng là doanh thu còn tăng chậm và hàng tồn kho tăng qua các năm. Chính sách chưa hiệu qua cần phải được ban quản trị của công ty nhìn nhận một cách đúng đắn và có thêm nhiều chính sách trong năm tới để tăng doanh thu cho công ty.
- Thứ hai là sự gia tăng trong tài sản ngắn hạn.Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản đầu năm là 70,42% và cuối năm đạt ở mức 51,31%. Trong năm, tài sản lưu động tăng thêm 195,56 tỷ đồng, chủ yếu là do các khoản trả trước cho nhà cung cấp để đầu tư máy móc thiết bị cho Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc.
Trong năm 2007, tài sản dài hạn tăng thêm khá nhiều, với mức tăng là 264,21 tỷ đồng (tăng 422,58%) mức tăng này chủ yếu do đầu tư máy móc thiết bị cho Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc.
Trong năm 2008, tổng tài sản của TRIBECO giảm 345,29 tỷ (giảm 51,45%). Cả 2 nhóm tài sản là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm.
Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản đầu năm là 50,42% và cuối năm đạt ở mức 54,58%. Trong năm, tài sản lưu động giảm 160,52 tỷ đồng, là do 6 tháng cuối năm không còn hợp nhất công ty cổ phần TRI BE CO Bình Dương như là công ty con mà chỉ là công ty liên kết.
Trong năm 2008, tài sản dài hạn giảm khá nhiều, với mức giảm là 184,78 tỷ đồng (giảm 55,53%) mức giảm này cũng là do 6 tháng cuối năm không còn hợp nhất công ty cổ phần TRI BE CO Bình Dương như là công ty con.
Phân tích một số chỉ tiêu cụ thể :
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Doanh thu trên tiền mặt 50.47 5.82 38.68 32.96
Doanh thu trên khoản phải thu 491% 190% 270% 383%
Doanh thu trên hàng tồn kho 1276% 730% 982% 1085%
Doanh thu trên tài sản cố định 814% 139% 1200% 1435%
Doanh thu trên nợ ngắn hạn 240% 128% 201% 353%
Đầu tiên chúng ta có thể kể đến là khoản tiền mặt. Ta thấy doanh thu trên tiền tăng qua các năm, như vậy lượng tiền mặt của công ty ngày càng ít đi. Điều này rất nguy hiểm vì khi không có tiền mặt khả năng thanh toán, chi trả các khoản của công ty sẽ thấp. Nguyên nhân có thể do công ty dùng tiền mặt đầu tư quá nhiều hoặc các hoạt động đầu tư
của công ty không hiệu quả khiến cho hàng hóa tiêu thụ không cao, hoặc do chính sách bán chịu quá lớn hay lượng tồn kho nhiều. Ban quản trị công ty cần tìm mọi cách tăng lượng tiền mặt có như vậy mới đáp ứng được các khoản thanh toán của công ty.
So sánh ROA năm 2008 của công ty Tribeco với ROA của các công ty khác cùng ngành bia rượu và nước giải khát:
Tên công ty IFS SCD THB TRI VDL VTL Ngành
ROA -22% 15% 4% -30% 18% 4% 10%
Qua biểu đồ ta thấy ROA năm của các công ty trong ngành rượu bia và nước giải khát không cao, và chỉ số giữa các công ty không đồng đều, trong năm 2008 mới chỉ có 6 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thì có tới 2 công ty có tỷ số ROA âm trong đó có Tribeco đạt -30% một con số quá nhỏ, bốn công ty còn lại có tỷ số ROA dương nhưng ROA rất thấp, công ty có ROA cao nhất trong ngành cũng chỉ đạt 18% . Qua đó ta thấy sự chênh lệch ROA giửa công ty có ROA lớn nhất và công ty có ROA thấp nhất khá lớn.Chính vì vậy mà chỉ số ROA của ngành không cao chỉ có 10%, điều đó chứng tỏ ngành bia rượu và nước giải khát của nước ta còn kém phát triển.Trong khi nhu cầu về nước uổng giải khát ngày càng tăng, hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, hàng nước ngoài tràn vào rất nhiều nếu các công ty trong ngành không có chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ sớm bị loại bỏ khỏi thị trường.
Đối với ngành rượu bia và nước giải khát Tribeco là công ty có thị phần lớn trên thị trường nước đóng chai Việt Nam. Chính vì vậy ROA năm 2008 cuả công ty thấp như vậy sẽ đẩy ngành nước giải khát của Việt nam đã yếu lại còn yếu hơn. Tuy nhiên đây mới chỉ là ROA của năm 2008 trong khi thương hiệu nước giải khát của Tribeco là một thương hiệu mạnh được mọi người biết tới. Với những điều kiện sẵn có của công ty kết hợp với thị phần nước giải khát của Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ chúng ta hy vọng Tribeco sẽ khôi phục trong những năm kế tiếp .