Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần: (ROE)

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO (Trang 35 - 39)

2. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty:

2.2. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần: (ROE)

 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần:

Chúng ta có thể phân tích thành quả công ty dưới nhiều cách thức khác nhau, phân tích thành quả công ty đòi hỏi một phân tích kết hợp. Mối quan hệ giữa thu nhập và vốn đầu tư được gọi là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư. Thước đo này cho phép chúng ta phân tích công ty dựa trên thành quả công ty và cũng cho phép đánh giá tỷ suất sinh lợi công ty trong tương quan với rủi ro đầu tư vốn của chúng. Và một tỉ số không thể thiếu khi phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư là tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần.

Thu nhập ròng (144,989) 15,224 8,688 5,708

Cổ tức cổ phần ưu đãi 0 0 0 0

Vốn chủ sổ hữu bình quân 73,626 107,496 62,175 61,670

ROE -196.93% 14.16% 13.97% 9.26%

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của công ty qua các năm 2005, 2006, 2007 đều tăng chứng tỏ trong các năm này công ty hoạt động có hiệu quả vốn cổ phấn phát huy được tác dụng của nó nhưng tốc độ tăng của tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần không cao. Điều gây bất ngờ nhất cho các cổ đông của công ty là trong khi công ty đang họat động có hiệu quả đều đạt được lợi nhuận ,ho đang mong chờ một tín hiệu vui hơn trong năm tiếp theo thì năm 2008 tỷ suất sinh lợi giảm xuống quá nhanh -196.93% xấp xỉ 200% - một con số khá nguy hiểm – tất cả các cổ dông thường đều hoảng hốt và lo ngại về số phận của các cổ phần của công ty mà mình đang nắm giữ.

Chỉ số ROCE thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn cổ phần, thế nhưng để hiểu rõ hơn bản chất của tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần gia tăng hay sụt giảm như thế xuất phát từ đâu, ta đi xét các chỉ số sau:

 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần chia tách:

ROE = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đã điều chỉnh x Hiệu suất sử dụng tài sản x Đòn bẩy TN ròng - Cổ tức CPƯĐ Doanh thu thuần Tài sản bình quân

ROE = x x

Doanh thu thuần Tài sản bình quân Vốn cổ phần thường bình quân

Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005

Hiệu suất sử dụng tài sản 1.19 0.89 1.62 4.07

Đòn bẩy 677.02% 410.46% 291.13% 229.50%

ROE -196.93% 14.16% 13.97% 9.26%

Nhờ vào quá trình chia tách chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các thành phần của tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần. Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần có mối lien hệ rất mật thiế với nhau. Năm 2006 và năm 2007 khi tỷ suất sinh lợi đang tăng tức triển vộng hoạt động của công ty là rất tốt ngay thời điểm đó tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ROCE cung tăng theo. Nhưng khi qua năm 2008 khi công ty làm ăn thua lỗ khiến cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu âm thì ROCE cũng rớt xuống không phanh. Đến đây chúng ta đặt ra câu hỏi để cùng suy nghĩ vậy tỷ suất sinh lợi trên vố cổ phần năm 2009 thì sao? Nó có chung số phận với tỷ suất sinh lợi năm 2008 hay không?

Một điều rất nguy hiểm là đòn bẩy tài chính của công ty tăng liên tục qua các năm. Nếu năm 2006 đòn bẩy tài chính là 291.13% thì qua năm 2007 công ty lại tiếp tục vay nợ khiến cho đòn bẩy tài chính tăng gấp đôi lên tới 410.46%. Đòn cân nợ năm 2007 đã rất cao, khoản tiền mặt không có nhiều,tốc độ tăng trưởng doanh thu thì rất thấp nhưng để đầu tư cho các dự án xây dựng nhà may còn dang dở và để duy trì sản xuất qua năm 2008 công ty tiếp tục đi vay lãi khiến cho đòn cân nợ tăng lên 677.02% gấp 1.5 lần năm 2007 và gấp 3 lần năm 2006.

Trong năm 2007,tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đã tăng từ 1.86% năm 2005 lên đến 6,13% thế nhưng trong chỉ số này còn hai chỉ số tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đã điều chỉnh và tỷ lệ duy trì, đây là thước đo tính hiệu quả hoạt động của công ty và từ tỷ lệ duy trì chúng ta có thể thấy được tính hiệu quả quản lý thuế.

ROS = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đã điều chỉnh x Tỷ lệ duy trì

Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đã điều chỉnh -21.64% 6.13% 4.07% 2.15%

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu -24.97% 3.96% 2.96% 1.86%

Tỷ lệ duy trì 115.41% 64.58% 72.63% 86.44%

Tỷ lệ duy trì trong năm 2007 đã giảm so với 2006,giảm từ 72.63% xuống còn 64.58%, điều này đã cho thấy trong năm 2007 tính hiệu quả của quản lý thuế đã được sử dụng triệt để. Nhưng sang năm 2008 tỷ lệ duy trì tăng lên 115.41%, điều này đã cho thấy trong năm 2008 tính hiệu quả của quản lý thuế đã được sử dụng triệt để.

 Đánh giá tăng trưởng vốn cổ phần:

Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãi-Cổ tức CPT Tốc độ tăng trưởng VCP =

Vốn cổ phần bình quân

Ta thấy từ năm 2005 qua năm 2006 công ty có tốc độ tăng trưởng cổ phần khá ngoạn mục từ -31.24% lên tới 2.98%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong năm 2006 là do năm 2006 công ty giảm tỷ lệ chi trả cổ tức chứ không phải do thu nhập của công ty tăng. Sang năm 2007 điề dáng mừng ở đây là tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần tăng từ 2,98% lên 7,81% do công ty có thu nhập ròng cao. Còn năm 2008 công ty làm ăn thua lỗ nên vốn cổ phần không thể tăng trưởng là điều đương nhiên.

 Tỷ lệ tăng trưởng vốn cổ phần bền vững:

Tỷ lệ tăng trưởng vốn cổ phần bền vững = ROCE x ( 1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức )

Chỉ tiêu 2008 2007 2,006 2,005 Tỷ lệ chi trả cổ tức -7.80% 44.86% 78.67% 437.53% ROCE -196.93% 14.16% 13.97% 9.26% Tỷ lệ tăng trưởng vốn cổ phần bền vững -212.29% 7.81% 2.98% -31.24% Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005 Thu nhập ròng (144,989) 15,224 8,688 5,708 Cổ tức cổ phần ưu đãi 0 0 0 0 Cổ tức CPT 11,310 6,829 6,835 24,974 Vốn chủ sổ hữu bình quân 73,626 107,496 62,175 61,670 Tốc độ tăng trưởng VCP -212.29% 7.81% 2.98% -31.24%

Ta thấy công ty có tỷ lệ tăng trưởng vốn cổ phần bền vững không ổn định qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w