Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long (Trang 56 - 57)

- Đối với thành phần tư nhân.

3.3.4.2 Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

Bảng 11 : Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm

Đvt: Triệu đồng Thành phần

kinh tế

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổ chức kinh tế 526 731 206 39,37 Cá nhân 106 776 670 632,16 Tổng 610 1.507 897 147,05

(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh)

Hình 16: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm.

* Đối với các tổ chức kinh tế.

Nhìn vào bảng 11 ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế phát sinh trong năm 2006 là 504 triệu đồng chiếm 83% trong tổng số nợ qua hạn ngắn hạn của Ngân hàng. Sang năm 2007 lượng nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh của thành phần này là 731 triệu đồng chiếm 49% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn, tức

là tăng thêm 227 triệu đồng tương đương 45,04% so với năm 2006. Nguyên nhân làm tăng số lượng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm chủ yếu là do các khoản nợ quá hạn phát sinh tại Công ty xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Vĩnh Long và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bạch Đằng. (như đã đề cập ở phần ngành nghề)

* Đối với thành phần kinh tế tư nhân, cá thể.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn đối với thành phần tư nhân cá thể có số lượng tăng đột biến qua các năm. Cụ thể, năm 2006 số lượng nợ quá hạn ngắn hạn của thành phần này là 106 triệu đồng chỉ chiếm 17% trong tổng số nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh tại Ngân hàng. Nhưng sang đến năm 2007 số

lượng nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh của thành phần này là 776 triệu đồng chiếm 51% trong tổng số lượng nợ quá hạn ngắn hạn tức là tăng thêm 670 triệu đồng tương đương 632,16% so với năm 2006. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong những năm qua Ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ gia đình, các tiểu thương cho nên doanh số cho vay đối với thành phần này năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Trong khi đó vào những tháng cuối năm 2007 tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn do giá cả tăng đột biến, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao(3) ảnh hưởng đến thu nhập của đại đa số người dân cho nên gặp phải khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Chính vì thế làm cho lượng nợ quá hạn phát sinh vào cuối năm tăng nhanh. Mặc khác, khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt,dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ đối với các đối tượng tư nhân cá thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w