Phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề qua ba năm 2005 – 2007 Bảng 6 Tình hình thu nợ theo ngành nghề qua ba năm 2005 – 2007.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long (Trang 43 - 48)

- Đối với thành phần tư nhân.

4.3.2.1.Phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề qua ba năm 2005 – 2007 Bảng 6 Tình hình thu nợ theo ngành nghề qua ba năm 2005 – 2007.

Bảng 6. Tình hình thu nợ theo ngành nghề qua ba năm 2005 – 2007.

Đvt: Triệu đồng

Ngành nghề Năm Chênh lệch

2006/2005 2007/2006

2005 2006 2007

Tuyệt đốiTương đối Tuyệt đối Tương đối - CN - TTCN 368.095 385.442 431.710 17.347 4,71 46.268 12,00 - TMDV 6.754 135.874 406.641 129.120 1.911,76 270.767 199,28 - Thuỷ sản 3.524 95.137 210.249 91.613 2.599,69 115.112 121,00 - Cho vay khác 93.923 68.376 77.537 -25.547 -27,20 9.162 13,40 Tổng 472.296 684.829 1.126.138 212.533 45,00 441.309 64,44

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH Đông Á chi nhánh Vĩnh Long.

Hình 9. Cơ cấu thu nợ theo ngành tại Đông Á Vĩnh Long

* Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công.

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của ngành cũng chiếm vị trí hàng đầu. Năm 2006 doanh số thu của ngành đạt được 385.442 triệu đồng tăng 17.347 triệu đồng hay tăng 4,71% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng tỷ trọng 56% trên tổng doanh số thu nợ trong khi năm 2005 chỉ chiếm tỷ trọng hơn 1%. Bước sang năm 2007 thì doanh số thu lại tiếp tục tăng 46.268 triệu đồng so với năm 2006 với doanh số đạt 431.710 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 12,00%. Tuy doanh số có tăng nhưng nếu xét về cơ cấu thì lại giảm so với cùng kỳ năm 2006 chỉ còn 38% trên tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tương ứng giảm 18%.

* Ngành thương mại và dịch vụ:

Đây là một ngành có nhiều triển vọng đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, minh chứng cho điều đó là doanh số thu nợ của nó ngày một tăng. Cụ thể, trong năm 2006 doanh số thu nợ của ngành này tăng đột biến đạt 135.874 triệu đồng tăng 129.120 triệu đồng hay tăng 1.911,76% so với cùng kỳ năm 2005, đồng thời chiếm tỷ trọng là 20% trong tổng doanh số thu. Không dừng ở đó, tính đến cuối năm 2007 thì doanh số thu của ngành này lại tiếp tục tăng cao và đạt 406.641 triệu tăng 270.767 triệu đồng, hay tăng 199,28% so với năm 2006. Đồng thời thì tỷ trọng của ngành cũng tăng theo chiếm tỷ trọng 36% trên tổng doanh số thu nợ, cao hơn năm 2006 là 16%. Nguyên nhân là do liên tục trong hai năm 2006 và 2007 doanh số cho vay đối với ngành thương mại và dịch vụ liên tục tăng cao, năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, ngoài ra do hầu hết các món vay đối với ngành này có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng do đó trong năm doanh số thu nợ

Năm 2006

56%20% 20%

phát sinh. Ngoài ra, để đạt được kết quả như trên còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của tập thể cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra giám sát từng món vay, thường xuyên nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn góp phần tạo nên thành công trong công tác thu hồi nợ trong thời gian qua tại Ngân hàng.

* Ngành thuỷ sản

Cùng với thành công trong công tác thu nợ đối với ngành thương mại dịch vụ thì ngành thuỷ sản cũng có nhiều khởi sắc với với tỷ trọng ngày một tăng cụ thể năm 2005 doanh số thu hồi nợ của ngành chỉ chiếm 1% trên tổng doanh số thu nợ, nhưng đến năm 2006 doanh số này chiếm tỷ trọng 14%, và đến cuối năm 2007 chiếm tỷ trọng 19% trên tổng doanh số thu hồi nợ tăng 5% so với cùng kỳ năm 2006. Với doanh số vào năm 2006 đạt 95.137 triệu đồng tăng 91.613 triệu đồng hay tương ứng 2.599,69% so với năm 2005, trên đà tăng trưởng đó đến cuối năm 2007 thì doanh số thu đạt 210.249 triệu đồng tăng 115.112 triệu đồng tương ứng 121% so với năm 2006. Cũng giống như doanh số thu hồi nợ đối với ngành thương mại và dịch vụ, nguyên nhân của tình trạng tăng đột biến trên là do doanh số cho vay đối với ngành này tăng mạnh cả về doanh số lẫn tỷ trọng trong liên tiếp hai năm 2006 và 2007 trong khi các món vay này có thời gian đáo hạn tương đối ngắn thường ứng với một chu kỳ chăn nuôi khoảng 3 đến 6 tháng nên doanh số thu nợ phát sinh là rất lớn.

* Đối với các lĩnh vực cho vay khác.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ trong các lĩnh vực cho vay khác mà chủ yếu là cho vay đối với các ngành bất động sản, nông nghiệp, cho vay du học và các khoảng cho vay thấu chi có nhiều biến động tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ trong các lĩnh vực này đạt 68.376 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10% trên tổng doanh số thu nợ, tức là giảm 25.547 triệu đồng tương đương với 27,20% so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với lĩnh vực này trong năm giảm đáng kể, hơn nữa các khoản nợ đến hạn đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, cho vay bất động sản hầu như không thu hồi được cho nên doanh số thu hồi nợ trong năm giảm đáng kể. Đến cuối năm 2007 doanh số thu nợ của lĩnh vực này có phần khởi sắc đạt 77.537 triệu đồng tăng 9.162 triệu đồng, tương ứng tăng 13,40% so với cùng kỳ năm 2006.

4.3.2.2.Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế.

Bảng 7. Thu nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm 2005- 2007.

Đvt:Triệu đồng (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Hình 10: Cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế.

* Đối với các tổ chức kinh tế.

Nhìn chung doanh số thu hồi nợ đối với các tổ chức kinh tế liên tục tăng qua ba năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số này đạt 479.747 triệu đồng tăng 17.467 triệu đồng, tức tăng 3.78% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 doanh số này tiếp tục tăng cao đạt gần 719.498 triệu đồng, tăng 239.750 triệu đồng, tương ứng tăng 49.97% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng liên tục doanh số

thu nợ đối với các tổ chức kinh tế một phần là do doanh số cho vay đối với thành phần này liên tục tăng qua ba năm, năm sau tăng cao hơn năm trước rất nhiều. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các doanh nghiệp không chỉ các doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động từ trước mà còn xuất hiện hàng loạt các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch dụ và du lịch. Nhờ chính sách phát triển kinh tế của nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh trong việc linh hoạt quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, chủ động điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường nên đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Do đó, công tác thu hồi

Thành phần kinh tế Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổ chức kinh tế 462.280 479.747 719.498 17.467 3,78 239.750 49,97 Cá nhân 10.016 205.082 406.640 195.066 1.947,54 201.559 98,28 Tổng 472.296 684.829 1.126.138 212.533 45,00 441.309 64,44

nợ của Ngân hàng đối với thành phần này dễ dàng hơn và liên tục tăng. Tuy nhiên nếu xét về vơ cấu thì tỷ trọng của thành phần này lại liên tục giảm qua ba năm. Cụ thể năm 2005 doanh số này chiếm trên 90% tỷ trọng , đến năm 2006 tỷ trọng này chỉ còn 70% trên tổng doanh số thu nợ và tiếp tục giảm còn 64% vào cuối năm 2007.

* Đối với thành phần tư nhân cá thể.

Trong lĩnh vực cho vay đối với thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, công tác thu hồi nợ tín dụng ngắn hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng lại liên tục tăng qua ba năm. Trong năm 2006 doanh số thu nợ 205.082 triệu đồng tăng 195.066 triệu đồng tương ứng tăng 1.947,54% so với cùng kỳ năm 2005. Chiếm tỷ trọng 30% trên tổng doanh số thu nợ trong khi vào năm 2005 doanh số này chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể. Đến cuối năm 2007 doanh số thu nợ trong lĩnh vực này tiếp tục tăng cao đạt 406,640 triệu đồng tăng 201,559 triệu đồng, tương ứng tăng hơn 98% so với năm 2006. Chiếm tỷ trọng 36% trên tổng doanh số thu nợ, tăng 6% so với cuối năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng nhanh cả về doanh số thu nợ lẫn tỷ trọng so với tổng doanh số thu nợ là do công tác thu hồi nợ của chi nhánh diễn ra thuận lợi do cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, giám sát việc sử dụng món vay và việc trả nợ của mỗi cá nhân. Các cá nhân có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh được thuận lợi và có điều kiện phát triển mạnh mẽ cho nên thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác do mức lương của mỗi cá nhân tăng cao, Ngân hàng có những ràng buộc pháp lý rõ ràng trong việc hoàn trả món vay nên doanh số thu nợ gia tăng và đạt được hiệu quả rất cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, trong thời gian qua lực lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng còn tương đối mỏng cho nên công tác quản lý nợ còn gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như: địa bàn hoạt động còn quá lớn, đi lại khó khăn nên gặp phải nhiều khó khăn trong việc kiểm tra giám sát việc sử dụng món vay có đúng mục đích đã thoả thuận hay không. Cán bộ tín dụng phải quản lý toàn bộ các khâu từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định cho đến khâu giám sát, thu hồi nợ của khách hàng trên địa bàn rộng cho nên không thể kiểm tra, giám sát thường xuyên mà chỉ đối với khách hàng lớn, tập trung gần trung tâm thị xã. Trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp, ngân hàng thường ký hợp đồng tài trợ đối với khách hàng trong vòng 12 tháng. Việc kiểm tra, thẩm định dự án sản xuất kinh

doanh chỉ do một cán bộ tín dụng phân tích và báo cáo trình lên cấp trên. Phòng quản lý tín dụng chỉ kiểm tra, xem xét lại hồ sơ. Do đó, việc tính toán số liệu gặp nhiều sai sót do khách hàng cung cấp kết quả kinh doanh chưa thực sự đầy đủ và chính xác với tình hình thực tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá hoạt động của khách hàng. Đối với cán bộ công nhân viên còn nhiều bất cập như Toà Án Nhân Dân Tỉnh, Ban lãnh đạo các trường học, bệnh viện... thiếu hợp tác trong việc thu hồi nợ với ngân hàng khi CBCNV không còn làm việc tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á chi nhánh Vĩnh Long (Trang 43 - 48)