- Đối với thành phần tư nhân.
4.3.3.3 Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề.
Bảng 9.Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế.
Ngành nghề Năm Chênh lệch Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối CN - TTCN 126.797 192.422 158.233 65.625 51,75 -34.189 -17,76 TMDV 23.470 36.951 116.567 13.481 57,43 79.616 215,44 Thuỷ sản 3.500 27.898 187.194 24.398 697,08 159.296 570,99 Khác 77.673 13.214 42.873 -64.459 -82,98 29.659 224,44 Tổng 180.140 219.183 453.565 39.044 21.67 234.381 106,93
(Nguồn: phòng kế hoạch nguồn vốn)
Chú thích: CN-TTCN: công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.
TMDV: Thương mại dịch vụ.
Hình 13. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề.
* Đối với ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Qua bảng 9 ta thấy được tình hình dư nợ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đối với ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có sự biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2006 dư nợ ngắn hạn của ngành đạt 192,422 triệu đồng chiếm 71% trong tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, tức là tăng thêm 65.625 triệu đồng tương đương 51,75% so với cùng kỳ năm 2005. Tuy nhiên đến cuối năm 2007 tình hình dư nợ của Ngân hàng đối với lĩnh vực này giảm đáng kể chỉ còn 158.233 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31% trên tổng dư nợ ngắn hạn, tức là giảm gần 34.189 triệu đồng, tương đương 17,67% so với năm 2006.
* Đối với ngành thương mại và dịch vụ.
Bên cạnh nhu cầu cho vay đối với các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Ngân hàng ngày càng tập trung phần lớn các sản phẩm tiện ích của mình vào các đối tượng vay vốn trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Chính vì lẽ đó mà dư nợ tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực này ngày một tăng nhanh qua ba năm. Điển hình dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 36.951 triệu đồng tăng 13.481 triệu đồng, tương ứng tăng 57,44% so với cùng kỳ năm 2005 và tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2006 đạt 116.567 triệu đồng tăng 79.616 triệu đồng, tương ứng tăng 215,46% so với năm 2006. Nếu xét về cơ cấu thì tỷ trọng dư nợ ngành này liên tục được cải thiện qua các năm 2005, 2006 và 2007. Chiếm tỷ trọng 10% trên tổng dư nợ ngắn hạn vào năm 2005, đạt 14% trong năm 2006 và chiếm 23% vào năm 2007.
Cùng với tình hình phát triển nhanh chóng về dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với đối với các ngành thương mại và dịch vụ thì dư nợ tín dụng đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng liên tục tăng trưởng nhanh qua ba năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Cụ thể năm 2006 dư nợ ngắn hạn của ngành đạt 27.898 triệu đồng chiếm 10% trên tổng dư nợ ngắn hạn, tức là tăng so với năm 2005 về số tuyệt đối là 24.398 triệu đồng, về tương đối là 697,08%. Đến cuối năm 2007 dư nợ ngắn hạn của ngành tiếp tục tăng trưởng cao và đạt 187.194 triệu đồng chiếm 38% trên tổng dư nợ ngắn hạn cả năm, tức là tăng gần 159.294 triệu đồng, tương đương 570,99% số dư nợ ngắn hạn của ngành vào kỳ năm 2006.
*Đối với cho vay khác.
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn đối với cho vay khác như nông nghiệp, bất động sản, kinh doanh chứng khoán có nhiều biến động tăng giảm không ổn định qua ba năm. Cụ thể trong năm 2005 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này chiếm tỷ trọng tương đối cao trên tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đạt gần 34% trên tổng dư nợ ngắn hạn. Trong khi đó vào cuối năm 2006 dư nợ tín dụng ngắn hạn của các ngành này chỉ đạt 13.214 triệu đồng chiếm chỉ 5% trên tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, giảm gần 64.459 triệu đồng tương đương với82,98% so với năm 2005. Đến năm 2007 mặc dù tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong lĩnh vực này có tăng nhưng cũng không đáng kể chỉ chiếm 8% trên tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng, đạt 42.873 triệu đồng tức là tăng thêm được 29.659 triệu đồng tương 224,44% so với cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân là do trong những năm 2006 và 2007 tình hình cho vay đối với ngành nông nghiệp, bất động sản, chứng khoán gặp phải rủi ro rất cao cho nên Ngân hàng đã chủ trương lựa chọn sàng lọc kỹ lưỡng từng đối tượng vay mà đặc biệt là đối với các lĩnh vực vay tiền đầu tư và bất động sản, kinh doanh chứng khoán, đối với ngành nông nghiệp cũng tương tự cho nên dư nợ đối với lĩnh vực này giảm mạnh mặc dù tổng dư nợ ngắn hạn là tăng liên tục qua ba năm.
Tóm lại, tình hình dư nợ ngắn hạn của ngân hàng có những chuyển biến tích cực. Theo đối tượng cho vay thì dư nợ đối với cho vay cá nhân, doanh nghiệp nhỏ là chủ yếu, mục đích sử dụng vốn chính khi khách hàng đến vay phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Ngoài ra, mục đích tiêu dùng cũng
chiếm tỷ trọng khá cao trong cho vay ngắn hạn. Dư nợ vào cuối năm cao, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận lớn từ việc thu lãi nhiều hơn. Điều này hứa hẹn một kết quả kinh doanh tốt vào năm sau.