I. Khái quát chung về kiểm toán tài chính
3. Nội dung các bớc thựchiện trong quy trình kiểm toán
3.5. Các công việc thựchiện sau kiểm toán
Sau mỗi cuộc kiểm toán, AASC đều thực hiện công việc đánh giá lại chất lợng toàn bộ cuộc kiểm toán, đánh giá rủi ro mỗi cuộc kiểm toán từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho những cuộc kiểm toán lần sau.
AASC thực hiện công việc đánh giá không chỉ từ phía nội bộ công ty mà đánh giá thông qua cả phía đơn vị khách hàng cùng bên thứ ba có liên qụan là những ngời sử dụng báo cáo kiểm toán. AASC rất chú trọng lắng nghe và tiếp thu các ý kiến nhận xét đánh giá của khách hàng về cuộc kiểm toán mà công ty đã tiến hành đối với khách hàng đó. Đồng thời công ty cũng rất quan tâm đến sự phản ánh của những ng- ời sử dụng báo cáo kiểm toán do công ty lập. Kết hợp các ý kiến đóng góp từ bên ngoài với việc đánh giá trong nội bộ, AASC tiến hành phân tích trên các mặt:
- Đánh giá rủi ro kiểm toán.
- Đánh giá hiệu quả của dịch vụ đã cung ứng.
- Đánh giá chất lợng công việc của kiểm toán viên.
Sau mỗi cuộc kiểm toán công ty không chỉ thực hiện tổ chức đánh giá kết quả, rút ra các bài học kinh nghiệm mà AASC còn thờng xuyên chú trọng đến mối quan hệ với các khách hàng nhằm tạo điều kiện tốt cho các cuộc kiểm toán lần sau.
ii. Nội dung của công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ T vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện.
Trong quá trình tiến hành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, công ty AASC đã thực hiện từng bớc công việc một cách cụ thể, tuần tự chi tiết theo một mối liên hệ khoa học. Mỗi cuộc kiểm toán do công ty AASC thực hiện từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến giai đoạn kết thúc kiểm toán đợc vận dụng một cách sáng tạo tuỳ thuộc vào mỗi khách hàng kiểm toán và thích ứng với từng đối tợng kiểm toán cụ thể.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán do công ty AASC thực hiện là sự vận dụng cụ thể lý thuyết vào công việc kiểm toán thực tiễn tại mỗi khách hàng kiểm toán. Trên thực tế công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán do công ty AASC có những thay đổi nhất định so với lí thuyết và phù hợp với từng cuộc kiểm toán cụ thể. Tuy nhiên về trình tự chung của công tác tổ chức giai đoạn này tại công ty AASC cũng đ- ợc tiến hành theo các bớc sau:
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ
kế toán.
- Xem xét giả định hoạt động liên tục của đơn vị khách
hàng.
- Thu thập th giải trình của ban giám đốc khách hàng.
- Tổng hợp đánh giá kết quả kiểm toán.
- Lập và sửa đổi báo cáo kiểm toán dự thảo.
- Hoàn thiện và phát hành chính thức báo cáo kiểm toán.
Để minh họa cho thực tế công tác tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán tại công ty AASC, dới đây là phần trình bày chi tiết về công việc tại giai đoạn này do công ty AASC thực hiện đối với hai đơn vị khách hàng cụ thể: công ty A và công ty B.
Công ty A là một doanh nghiệp Nhà nớc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh và cung ứng dịch vụ. Công ty B là công ty liên doanh TNHH với hoạt động cung cấp dịch vụ. Đây là hai đối tợng có đặc điểm khác biệt về tổ chức, về lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng nh về quản lí và hạch toán kế toán. Chính vì vậy, thực tế tiến hành công tác kiểm toán tại giai đoạn kết thúc do AASC
tiến hành đối với hai đơn vị này cũng có sự khác biệt. Đây là sự vận dụng sáng tạo và linh hoạt lí thuyết vào thực tiễn tại công ty AASC. Dới đây là quá trình tổ chức thực hiện giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AASC thực hiện.
1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560: “Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính.” bao gồm các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán đến ngày kí báo cáo kiểm toán, các sự kiện phát sinh sau ngày kí báo cáo kiểm toán nhng trớc ngày công bố báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày công bố báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực này kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm xem xét các sự kiện phát sinh tính đến ngày kí báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên cần thực hiện các biện pháp dự kiến để minh chứng mọi sự kiện xảy ra tính đến ngày kí báo cáo kiểm toán có thể phải điều chỉnh hoặc thể hiện trên báo cáo tài chính đợc xác nhận. Mục đích thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung là nhằm xác định ảnh hởng của các sự kiện phát sinh sau ngày xoá sổ kế toán để xem xét các sự kiện này có cần đợc điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính không để từ đó kiểm toán viên cân nhắc và đa ra ý kiến cuả mình trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
Thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 về các sự kiện đ- ợc phát hiện sau ngày khoá sổ kế toán, kiểm toán viên của công ty AASC đã tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết để xác định ảnh hởng của các sự kiện đó đến báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế công tác soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán tại công ty AASC không đặt ra yêu cầu đối với kiểm toán viên, kiểm toán viên không gắn trách nhiệm trong việc phát hiện các sự kiện này. Trờng hợp khi có sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán có ảnh hởng trọng yếu tới báo cáo tài chính thì ban giám đốc đơn vị khách hàng phải có trách nhiệm trong việc phát hiện và thông báo trên báo cáo hoặc trên thuyết minh báo cáo tài chính của đơn vị mình.
Đối với các kiểm toán viên của công ty AASC, để xác định ảnh hởng của những sự kiện này tới báo cáo tài chính đang kiểm toán, kiểm toán viên thờng áp dụng các thủ tục kiểm toán sau:
- Đọc các biên bản họp của ban giám đốc, các biên bản kiểm toán nội bộ, phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo quản lí trong những năm gần nhất của đơn vị khách hàng.
- Thu thập các báo của ban giám đốc, các giải trình về các sự kiện
phát sinh và xem xét các biện pháp mà ban giám đốc đơn vị khách hàng áp dụng đối với các sự kiện phát sinh đó. Kiểm toán viên xác định các sự kiện xảy ra trong và ngoài công ty, những thay đổi về tài chính...mà có ảnh hởng tới hoạt động của đơn vị khách hàng. Xem xét các sự kiện phát sinh này có đợc đảm bảo là đã xác định và đợc thể hiện trong báo cáo tài chính hay cha.
- Thu thập thông tin liên quan về các vụ kiện tụng, tranh chấp từ trớc
đó hoặc cha giải quyết thông qua t vấn pháp lý của đơn vị khách hàng.
Sau khi thực hiện một số thủ tục kiểm toán cần thiết, kiểm toán viên xác định đợc những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán và ảnh hởng của nó đến báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng. Đối với công ty A là doanh nghiệp Nhà nớc thuộc Tổng công ty Than Việt Nam, sau khi đọc thuyết minh báo cáo tài chính, xem xét báo cáo của ban giám đốc cùng với việc trao đổi với ban giám đốc của đơn vị, kiểm toán viên đã xác định các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán nh sau:
“Theo quyết định số 2903/QĐ - TCCB ngày 07/11/2003 của Bộ trởng Bộ
Công Nghiệp thì xí nghiệp X - Công ty A thuộc Tổng công ty Than Việt Nam thực hiện cổ phần hoá năm 2004, Nhà nớc giữ cổ phần chi phối. Theo quyết định số 0155/QĐ - TCCB ngày 28/01/2004 của Giám đốc công ty A về kế hoạch cổ phần hoá xí nghiệp X thì việc cổ phần hoá này dự kiến sẽ đợc thực hiện trong năm 2004.
Theo quyết định số 2900/ QĐ -TCCB ngày 07/11/2003 của Bộ trởng Bộ Công Nghiệp thì xí nghiệp Y - Công ty A thuộc Tổng công ty Than Việt Nam thực hiện cổ phần hoá năm 2004, Nhà nớc giữ cổ phần chi phối. Theo quyết định số 1054/QĐ- TCCB ngày 28/01/2004 của giám đốc công ty A về kế hoạch cổ phần hoá xí nghiệp Y thì việc cổ phần hoá này dự kiến sẽ đợc thực hiện trong năm 2004. ”
Khi đã xác định các sự kiện phát sinh tại công ty A, các kiểm toán viên đánh giá ảnh hởng của các sự kiện này đối với báo cáo tài chính của công ty A, thu thập
th giải trình của ban giám đốc khẳng định về trách nhiệm của ban giám và ảnh hởng của các sự kiện phát sinh. Kiểm toán viên xác định rằng các sự kiện này đều có ảnh hởng đến báo cáo tài chính tuy nhiên không đòi hỏi phải điều chỉnh mà cần đợc thuyết minh trong báo cáo tài chính của công ty A.
Đối với công ty B, sau khi áp dụng các thủ tục kiểm toán cần thiết nh đọc báo cáo cuả ban giám đốc, thuyết minh báo cáo tài chính, đọc các biên bản họp,...của công ty B, kiểm toán viên phát hiện các sự kiện phát sinh cần lu ý sau:
“Vào ngày 20/03/2004 khoản vay từ United Overseas Bank (là ngân hàng mà Overseas Union Bank sáp nhập vào) trị giá 10.496.988 USD đợc chuyển về ngân hàng Đầu t Phát triển Việt Nam với thời hạn vay 8 năm, đáo hạn vào năm 2012. Khoản vay đợc hoàn trả làm 16 lần, nửa năm một lần, bắt đầu từ ngày 30/09/2004. Lãi suất đợc trả 6 tháng một lần với mức lãi suất SIBOR cộng 2%/năm nhng không thấp hơn 4,5%/năm.
Cùng với việc chuyển khoản gốc vay về ngân hàng Đầu t Phát triển Việt Nam, ngày 21/03/2004 United Overseas Bank đã chiết khấu cho công ty B khoản tiền trị giá là 418.492USD từ chi phí lãi vay phải trả. ”
Sau khi phát hiện các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán tại công ty B, kiểm toán viên của công ty AASC đã xác định ảnh hởng của các sự kiện này tới báo cáo tài chính. Đồng thời đối với các sự kiện cần đợc điều chỉnh, kiểm toán viên đa ra ý kiến điều chỉnh và thông báo cho phía công ty B đợc biết. Đây là ý kiến của công ty AASC gửi tới ban giám đốc của công ty B về các sự kiện phát sinh đòi hỏi cần đựơc điều chỉnh:
“Kính gửi: Công ty B
Tiếp theo ý kiến của công ty B về việc muốn điều chỉnh khoản chi phí lãi vay trị giá 418.492 đô la Mỹ đợc ngân hàng United overseas Bank chấp nhận giảm theo công văn ngày 15/03/2004 vào chi phí lãi vay của năm 2003. Chúng tôi có ý kiến nh sau:
Khoản lãi vay 418.492 đô la Mỹ đợc ngân hàng United Overseas Bank đồng ý giảm vào thời điểm 15/03/2004, tức là sau ngày kết thúc niên độ kế toán năm 2003, theo ý kiến chúng tôi sự việc này là sự việc phát sinh sau ngày kết thúc niên
độ kế toán năm 2003 nên sẽ đợc nêu trong thuyết minh báo cáo tài chính chứ không điều chỉnh vào chi phí của năm 2003, khoản này sẽ đợc điều chỉnh vào năm 2004.
Kính th.”