Nguyên tắc và các thức tiến hành 1 Nguyên tắc

Một phần của tài liệu 12 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm toán Nhà nước (Trang 98 - 100)

g) Quy trình lập và xét duyệt báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm (ban hành theo Quyết định 07/1999/QĐ-KTNN ngày 15/12/

3.3.Nguyên tắc và các thức tiến hành 1 Nguyên tắc

3.3.1. Nguyên tắc

Kiểm toán Nhà n−ớc là cơ quan kiểm tra tài chính công của nhà n−ớc, do đó hoạt động kiểm toán phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Vì vậy khi xây dựng chuẩn mực, quy trình kiểm toán phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Tuân thủ pháp luật và các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, tài chính của nhà n−ớc: Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất hoạt động của kiểm toán nhà n−ớc, thực hiện chức năng xác nhận tính trung thực, hợp pháp của báo cáo tài chính, để thực hiện nhiệm vụ này kiểm toán viên phải sử dụng hình thức, các ph−ơng pháp kiểm toán thích hợp để kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, tài chính trong quá trình quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản; việc tuân thủ Luật Kế toán và các chuẩn mực kế toán… của các cơ quan, đơn vị đ−ợc kiểm toán. Do đó trong quá trình hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán, phải quán triệt tinh thần này; trong đó cần chú các văn bản về pháp luật kinh tế, tài chính. nh− Luật Ngân sách Nhà n−ớc, các luật thuế, Luật Ngân hàng Nhà n−ớc, Luật Doanh nghiệp Nhà n−ớc, Luật Kế toán… và các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, tài chính có liên quan;

- Phục vụ đắc lực cho các mục tiêu, tiêu chí hoạt động của Kiểm toán Nhà n−ớc Việt Nam: Hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán tr−ớc hết phục vụ cho mục tiêu hoạt động của Kiểm toán Nhà n−ớc, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà n−ớc đ−ợc chế định trong các văn bản pháp luật, nh− Luật Ngân sách Nhà n−ớc, Nghị định số 93/CP, Quyết định số 61/ Ttg…quy định chức năng, nhiệm vụ cũng nh− đối t−ợng, phạm vi kiểm toán, bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà n−ớc và tài sản nhà n−ớc, đây là một trong những nội dung quan trọng cần quán triệt trong quá trình bổ sung sửa đổi chuẩn mực nhất là việc xây dựng, bổ sung sửa đổi các quy trình kiểm toán, nh− quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động thuộc các lĩnh vực kiểm toán khác nhau;

- Phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển từng b−ớc của Nhà n−ớc pháp quyền XHCN Việt Nam và nền kinh tế thị tr−ơng định h−ớng XHCN; phù hợp với tiến trình, chủ tr−ơng cải cách hành chính nhà n−ớc của Kiểm toán Nhà n−ớc; quán triệt nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính khả thi trong quá trình vận dụng chuẩn mực, quy trình kiểm toán vào điều kiện hoạt động thực tiễn trong từng giai đoạn của Kiểm toán Nhà n−ớc phù hợp với khả năng và nguồn lực của Kiểm toán Nhà n−ớc, đồng thời phù hợp với môi tr−ờng kinh tế, pháp luật của Việt Nam trong từng giai đoạn theo chủ tr−ơng phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà n−ớc;

- Tiếp thu có chọn lọc các thông lệ quốc tế phổ biến và những bài học kinh nghiệm của kiểm toán nhà n−ớc các n−ớc trên thế giới, xét về chức năng thì hoạt động của kiểm toán nhà n−ớc các n−ớc trên thế giới đều thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận tính trung thực, hợp pháp của báo cáo tài chính; đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của các cơ quan đơn vị trong việc sử dụng ngân sách nhà n−ớc. Nh−ng ở mỗi quốc gia lại có những nét khác biệt về phong tục, tập quán, trình độ quản lý kinh tế, tài chính, pháp luật…Do đó quy trình kiểm toán và các ph−ơng pháp chuyên môn, nghiệp vụ có những nét t−ơng đồng, song cũng có những đặc điểm khác biệt. Vì vây, việc nghiên cứu để vận dụng có chọn lọc những bài học kinh nghiện tiên tiến của các n−ớc

trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam là hết sức quan trọng, nhất là với n−ớc ta Kiểm toán Nhà n−ớc mới đ−ợc thành lập lại ch−a có tiền lệ tr−ớc đó, đây cũng là một trong những điều kiện đ−a hoạt động của Kiểm toán Nhà n−ớc Việt Nam sớm hoà nhập vào hoạt động kiểm toán nhà n−ớc của các n−ớc trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu 12 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm toán Nhà nước (Trang 98 - 100)