Đổi mới hệ thống chuẩn mực kiểm toán

Một phần của tài liệu 12 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm toán Nhà nước (Trang 88 - 90)

g) Quy trình lập và xét duyệt báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm (ban hành theo Quyết định 07/1999/QĐ-KTNN ngày 15/12/

2.2.3.1.Đổi mới hệ thống chuẩn mực kiểm toán

Trong giai đoạn đầu hoạt động của KTNN hình thức kiểm toán chủ yếu là xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của số liệu báo cáo tài chính, báo cáo

quyết toán đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng tài chính công (kiểm toán BCTC) và đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật trong quản lý, điều hành và sử dụng tài chính công. Do đó hệ thống chuẩn mực về kiểm toán BCTC hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên việc mở rộng chức năng của cơ quan KTNN theo Nghị định 93/2003/NĐ-CP và theo dự thảo Luật KTNN nhận xét đánh giá cả tính kinh tế, tính hiệu quả của các hoạt động tài chính công thì hệ thống chuẩn mực trên không còn phù hợp. Vấn đề đặt ra hoặc là cơ quan KTNN xây dựng một hệ thống các chuẩn mực kiểm toán chung phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ và hoạt động đã mở rộng của của KTNN bao gồm các chuẩn mực về kiểm toán BCTC, chuẩn mực kiểm toán hoạt động, chuẩn mực kiểm toán tuân thủ, chuẩn mực kiểm toán điều tra, chuẩn mực kiểm toán các dự toán (kiểm toán tr−ớc); hoặc là KTNN sẽ xây dựng thêm các hệ thống chuẩn mực riêng rẽ nêu trên đồng thời hoàn chỉnh lại hệ thống chuẩn mực hiện hành.

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán của KTNN sau khi ban hành và qua thực tiễn áp dụng bộc lộ nhiều vấn đề cần hoàn thiện:

- Đối với nhóm chuẩn mực chung, tên gọi các chuẩn mực có sự điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định của tổ chức quốc tế các cơ quan KTNN tối cao INTOSAI và ASOSAI, cụ thể:

+ Chuẩn mực số 01: Tính độc lập. Trong chuẩn mực này phải chỉ rõ nội dung các quy định về sự độc lập của KTV khi thực hiện kiểm toán và sự độc lập trên các mặt của KTNN.

+ Chuẩn mực cố 02: Trình độ kỹ năng chuyên môn. Chuẩn mực này xác lập các điều kiện về đào tạo, chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn của từng KTV và của cơ quan KTNN nói chung.

+ Chuẩn mực số 03: Tính thận trọng nghề nghiệp. Chuẩn mực quy định nội dung về tính thận trọng của KTV, cơ quan KTNN trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo và công bố báo cáo kiểm toán.

- Đối với nhóm chuẩn mực thực hành kiểm toán : nhóm này có 10 chuẩn mực, trong đó chuẩn mực số 08: phân tích tình hình kinh tế tài chính và chuẩn mực số 12: kiểm tra, phân tích tổng quát các báo cáo tài chính có nhiều

nội dung trùng nhau. Theo chúng tôi hai chuẩn mực này nên ghép làm một và tên goi là chuẩn mực thực hiện các thủ tục phân tích tài chính hoặc chuẩn mực phân tích báo cáo tài chính. Bên cạnh đó nên bổ sung một số chuẩn mực khác nh− chuẩn mực: Năm kiểm toán đầu tiên; chuẩn mực về xác định gian lận, sai sót; chuẩn mực xem xét giải trình các nhà quản lý; chuẩn mực về cơ sở dữ liệu trong kiểm toán …

Nội dung các chuẩn mực nêu trên kết cấu lại thành hai phần: nội dung chuẩn mực và việc giải thích yêu cầu nội dung chuẩn mực.

- Đối với nhóm chuẩn mực BCKT. Theo văn bản hiện hành thì có 1 chuẩn mực. Nội dung chuẩn mực đã nêu rõ các dạng nhận xét mà KTV có thể lựa chọn khi lập BCKT. Tuy nhiên hiện nay hoạt động kiểm toán của KTNN nh− chúng tôi đề cập ở mục 2.2 có 3 loại BCKT đó là Biên bản kiểm toán (Báo cáo kết quả kiểm toán một đơn vị thành viên), Báo cáo kiểm toán (Báo cáo của một cuộc kiểm toán đầy đủ) và Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN; trong khi chuẩn mực này chỉ đề cập BCKT của một cuộc kiểm toán. Vấn đề cốt lõi của chuẩn mực là cơ sở cho việc lựa chọn dạng nhận xét là các sai phạm nghiêm trọng ch−a đ−ợc làm rõ nh− việc không tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung đ−ợc thừa nhận và mức độ ảnh h−ởng của nó đến thông tin trên BCTC đ−ợc kiểm toán; các sai phạm nghiêm trọng đ−ợc phát hiện trong quá trình kiểm toán. Trong khi đó chuẩn mực lại đề cập nội dung, các yếu tố cấu thành của BCKT đã đ−ợc đề cập cụ thể trong quy trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu 12 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của kiểm toán Nhà nước (Trang 88 - 90)