Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 6 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và các đơn vị kinh tế nhà nước (Trang 99 - 102)

- Thực hiện kiểm toán theo kế hoạch, ch−ơng trình kiểm toán đã đ−ợc phê duyệt

2- Lập kế hoạch kiểm toán

a- Mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm toán

- Đánh giá về tính chân thực, hợp pháp và tính hiệu quả trong hoạt động thu chi tài chính và các hoạt động kinh tế liên quan của địa ph−ơng, đơn vị trong thời gian nhiệm kỳ của cán bộ lãnh đạo.

- Từ những kết quả kiểm toán đã thu đ−ợc chỉ ra những sai sót, vi phạm của đơn vị, tập thể hay từng cá nhân có liên quan đến phần việc mình lãnh đạo quản lý, từ đó quy kết trách nhiệm kinh tế của cán bộ lãnh đạo đơn vị.

- Kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền cải tiến hoặc điều chỉnh những sơ hở trong quản lý và điều hành chung của Đảng và Nhà n−ớc, nhằm hoàn thiện hơn các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà n−ớc.

b- Nội dung kiểm toán

Nội dung kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo cần đ−ợc cụ thể hoá trong thực tế từng cuộc kiểm toán đối với từng cấp lãnh đạo. ở đây chỉ nêu những nội dung khái quát nhất, chung cho các cuộc kiểm toán:

- Trách nhiệm chính có liên quan của lãnh đạo đơn vị đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Tính chân thực, hợp pháp, hiệu quả của tài sản, các khoản công nợ của đơn vị.

- Tình trạng an toàn, đầy đủ, bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản của nhà n−ớc.

- Tình trạng đầu t− ra bên ngoài và sắp xếp tài sản của đơn vị. - Tình hình phân phối lợi nhuận và thu nhập của đơn vị.

- Tình hình nộp các khoản thuế, phí theo quy định của nhà n−ớc. - Tình hình xây dựng và thực hiện chế độ kiểm soát nội bộ đơn vị liên quan đến những hoạt động kinh tế kể trên.

- Tình hình chấp hành những quy tắc tài chính kinh tế nhà n−ớc của đơn vị.

- Những công việc khác có liên quan đến trách nhiệm kinh tế đối với lãnh đạo đơn vị.

c- Phạm vi và giới hạn kiểm toán

- Phạm vi: + Xác định phạm vi và trọng tâm của cuộc kiểm toán, các đơn vị thành viên đ−ợc kiểm toán đại diện cho các lĩnh vực hoạt động và giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của đơn vị, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo và chi phối trực tiếp bởi lãnh đạo đơn vị.

+ Cán bộ lãnh đạo đ−ơng chức của cơ quan Đảng, chính quyền. đoàn thể quần chúng và đơn vị sự nghiệp ( bao gồm cả cấp phó).

+ Cán bộ lãnh đạo Doanh nghiệp nhà n−ớc, doanh nghiệp mà nhà n−ớc nắm cổ phần chi phối, các tổ chức tài chính tiền tệ nhà n−ớc nh−: Ngân hàng chính sách, Ngân hàng th−ơng mại, Công ty tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm...

- Giới hạn kiểm toán: Cần nói rõ những nội dung không tiến hành kiểm toán, nguyên nhân và lý do không kiểm toán. Đó là những nội dung không liên quan đến trách nhiệm kinh tế của cán bộ lãnh đạo trong nhiệm kỳ.

d- Thời kỳ kiểm toán

Tuỳ theo yêu cầu của cuộc kiểm toán mà xác định rõ thời kỳ kiểm toán, nh−ng phải nằm trong niên độ đ−ợc xác định gắn với trách nhiệm của ng−ời cán bộ lãnh đạo. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch kiểm toán phải tập trung vào những nội dung chính sau:

- Xác định tình hình, số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi thời kỳ kiểm toán.

- Xác định tình hình, số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tr−ớc và sau thời kỳ kiểm toán có liên quan đến thời kỳ kiểm toán.

Một phần của tài liệu 6 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và các đơn vị kinh tế nhà nước (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)