Rủi ro biến động giá cả hàng hóa nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM pptx (Trang 64 - 66)

Mặc dù xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ song doanh nghiệp CBG hiện tại vẫn đang phụ thuộc khá lớn vào nguồn gỗ nhập khẩu. Hiện tại sản lượng gỗ trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu. Việc phụ thuộc nguyên liệu ở nước ngoài sẽ gây lúng túng và mất chủ động cho các DN. Rủi ro về nguồn cung nguyên liệu có thể không đều và các DN cũng sẽ phải bị động về xu hướng tăng giá của nguyên liệu.

-Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất ngày càng trầm trọng, nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng cho sản xuất chỉ mới đạt khoảng 20%, 80% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Campuchia, Myanma, Indonesia, Mỹ, Canađa… và một số quốc gia khác. Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu không còn dễ dàng như trước mà DN nhập khẩu phải đảm bảo 100% lượng gỗ nhập khẩu có tính hợp pháp. Nhưng để đạt được yếu tố hợp pháp cần phải có đầy đủ bộ chứng từ do nhiều cơ quan quốc tế xác nhận. Điều

này khiến DN mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí. Mặt khác, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu luôn biến động theo hướng tăng dần; Mặc dù giá gỗ FOB và sản lượng cung cấp trên thế giới tương đối ổn định nhưng giá CIF lại thay đổi tương đối lớn do giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, cộng với một tình hình chính trị bất ổn tại các nước xuất khẩu nguyên liệu đã làm cho việc nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. (nguồn: Theo Vneconomy)

-Giá nguyên liệu nhập khẩu lại tăng cao ở hầu khắp các nước. Chẳng hạn tại Nam Phi, giá nguyên liệu tăng tới 30%; Nam Mỹ tăng 40%...

- Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan tỏa rất nhanh ra nhiềunước, mức tiêu dùng đồ gỗ cũng giảmđi. Giá sản phẩm bán ra chỉtăng khoảng 5 – 7% nên doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, EU gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó do nguyên liệu chủ yếu là gỗ, chiếm tỷ trọng từ 40% đến 60% trong giá thành sản phẩm nên sự biến động giá cả nguyên liệu này sẽ tác động đến lợi nhuận của các công ty.

Rủi ro tăng giá nguyên liệu bao gồm:

- Đặc tính trồng rừng khai thác gỗ với chu kỳ đầu tư khá dài, mất từ 4 đến 10 năm, thậm chí có gỗ lên đến 20-30 năm. Vì vậy trong những năm qua, khi nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn về vốn đầu tư trung, dài hạn, ngành trồng rừng của chúng ta đã chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp đầu tư, dẫn đến tình trạng thiếu gỗ địa phuơng cho ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam.

- Các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ đã phải nhập khẩu nguyên liệu đến 80% nhu cầu sử dụng. Trước đây, khi việc thu mua nguyên liệu phần lớn từ Indonesia và Malaysia, nhưng hiện nay, giá cả không còn cạnh tranh so với Nam Mỹ, và Châu Phi. Tuy nhiên, khi thu mua từ Nam Mỹ và Châu Phi, với cự ly vận chuyển xa hơn, sẽ có rủi ro về cước vận chuyển tăng cao và đặc biệt với thời gian vận chuyển dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến ngân lưu và vốn lưu động phải tăng cao.

- Với lý do cung cầu còn tạm thời là chưa cân đối nên trung bình mỗi năm giá nguyên liệu tăng khoảng 10-20% tùy chủng loại.

- Những công ty là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn CoC (Chain of Custody) của thế giới, và cũng là thành viên của GFTN (Global Forest & Trade Network) trực thuộc WWF. Do đó, Những doanh nghiệp này luôn luôn thu mua gỗ từ

những nguồn rừng được chứng nhận quản lý bền vững do có chứng nhận FSC hoặc tương đương). Vì vậy, nguyên liệu đã, đang và sẽ mua giá cao hơn các loại gỗ cùng chủng loại mà không có chứng nhận.

Theo đánh giá chung từ báo cáo tài chính cùa các doanh nghiệp CBG. Do phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu nên lợi nhuận của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam khá thấp, dưới 5% doanh thu. Giá nguyên liệu đầu vào nhìn chung tăng giá từ 10 đến 30% mỗi năm, giá bán được điều chỉnh tương ứng nên tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu được duy trì ổn định hoặc thấp hơn. Nhưng do giá bán không thể điều chỉnh thường xuyên và tiêu dùng giảm mạnh do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng tài chính. Vì vậy có thể nhận định rằng rủi ro về giá cả hàng hóa nguyên vật liệu là một

rủi ro lớn nhất đối với hoạt động của DN sản xuất chế biến và xuất khẩu g.

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM pptx (Trang 64 - 66)