Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính:

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM pptx (Trang 99 - 100)

Các doanh nghiệp CBG còn xem nhẹ việc kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro. Những rủi ro mà đa số ông chủ công ty muốn biết nhiều nhất là: rủi ro về tài chính, tín dụng, rủi ro tuân thủ hay việc cắt giảm chi phí...

Kiểm soát nội bộ là hoạt động được thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro, như việc không thực hiện được các mục tiêu kinh doanh. Thực tế cho thấy, các công ty luôn phải đối mặt với một mức độ rủi ro cao hơn mức độ kiểm soát đã đặt ra.

Chương trình QTRR cần có một hệ thống các chính sách nội bộ, các quy trình và công cụ kiểm soát để đảm bảo chương trình được sử dụng một cách có hiệu quả. Hệ thống này được ghi rõ trong các văn kiện của hội đồng quản trị và các điều khoản khác như tên nhà quản trị chịu trách nhiệm được ủy quyền tham gia thực hiện QTRR, những nhà quản trị chịu trách nhiệm phê duyệt các giao dịch, nhà quản trị thực hiện xác nhận về giao dịch. Chương trình cần xác định rõ ra các mục đích mà những hoạt động QTRR nào có thể và không thể được sử dụng. Định rõ ra những giới hạn về giá trị danh nghĩa cho những hoạt động QTRR “quá nhạy cảm” ở từng thời điểm.

Những bài học thất bại từ các doanh nghiệp Viêt Nam là một minh chứng điển hình của yếu kém trong kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro. Khủng hoảng xảy ra ở Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết và Tập đoàn Vinashin cho thấy đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém trong kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, việc không đưa ra được quy trình kiểm soát chặt chẽ đã khiến Bông Bạch Tuyết ngừng hoạt động chỉ vì thiếu con dấu của Tổng giám đốc. Trong khi đó, Vinashin là tập đoàn chuyên về hàng hải lại đầu tư quá nhiều vào các dự án bất động sản, chứng khoán và bảo hiểm.

Quy trình kiểm soát nội bộ cần được xây dựng một cách nghiêm túc và cụ thể ngay từ khi thành lập DN. Nên có các kiểm soát viên hoặc ban quản trị độc lập để giám sát mọi hoạt động của DN. Ngoài ra, các kiểm soát viên phải thiết lập kênh đối thoại với người quản lý và hợp tác với nhau nhằm giảm thiểu “lỗ hổng kiến thức”.

Bất kỳ hoạt động giao dịch phái sinh tài chính nào có rủi ro cao cũng phải được sự chấp thuận của đa số cổ đông. Cổ đông thiểu số phải được bảo vệ quyền lợi bằng việc yêu cầu triệu tập hội nghị cổ đông và yêu cầu thanh tra khi ban giám đốc hoặc HĐQT có hoạt động vi phạm lợi ích cổ đông.

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM pptx (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)