: Ghi đối chiếu
2. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán: 1 Hạch toán thanh toán với nhà cung cấp:
2.5.2. Nguyên tắc hạch toán:
- Người tạm ứng phải là cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. - Muốn tạm ứng, người nhận tạm ứng phải có giấy đề nghi tạm ứng được giám đốc ký duyệt và căn cứ kế toán để lập phiếu ghi tiền.
- Đến kỳ thanh toán tạm ứng phải lập báo cáo thanh toán tạm ứng (theo mẫu 04-TT) kèm theo chứng từ chứng minh số tiền tạm ứng đã được sử dụng đúng mục đích.
- Người tạm ứng chỉ được tạm ứng lần sau khi đã thanh toán số đã tạm ứng lần trước.
- Số tạm ứng không chi hết phải khấu trừ vào lương hoặc chuyển sang theo dõi ở TK138- Phải thu khác.
2.5.3.1. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán tạm ứng TK141- Tạm ứng.
2.5.3.2. Nội dung, kết cấu TK141- Tạm ứng:
Bên nợ:
- Ghi các khoản tiền đã đã tạm ứng cho người nhận tạm ứng. - Số tiền tạm ứng thiếu đã chi trả cho người tạm ứng.
Bên có:
- Ghi các khoản tạm ứng đã thanh toán theo thực chi. - Số tiền tạm ứng thừa thanh toán.
Số dư bên nợ:
Số iền tạm ứng chưa thanh toán
2.5.3.3. Phương pháp hạch toán:
- Khi chi tiền tạm ứng cho người nhận căn cứ vào các giấy tờ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK141 - Tạm ứng
Có TK111 - Tiền mặt
- Khi thanhtoán tạm ứng căn cứ vào giấy thanh toán tạm ứng (Mẫu số 04-TT) kèm theo chứng từ gốc.
+ Nếu số tạm ứng bằng số đã thanh toán:
Nợ TK liên quan TK611, 152, 153, 156, 627, 641, 642 Có TK141 - Tạm ứng
+ Nếu số đã tạm ứng lớn hơn số thanh toán(Tạm ứng không chi hết)
. Nếu nộp ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK111 - Tiền Mặt
Có TK141 - Tạm ứng
. Nếu không có tiền nộp phải nợ lại, kế toán ghi: Nợ TK138 - Phải thu khác
Có TK141 - Tạm ứng
. Nếu đến kỳ lương chấp nhận khấu trừ vào lương, kế toán ghi: Nợ TK334 - Phải trả CNV
Có TK141 - Tạm ứng
+ Nếu số đã tạm ứng nhỏ hơn số đã thanh toán:
. Kế toán lập phiếu chi tiền mặt bổ sung phần chênh lệch trả cho người tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ TK627, 641, 642, 152...(Theo chứng từ thanh toán) Có TK141 - Tạm ứng (Số đã tạm ứng)
Có TK111- Tiền mặt (số chênh lệch tạm ứng< số chi thực tế)