Tổ chức chứng từ thanhtoán với người mua:

Một phần của tài liệu 105 Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán t ại Công ty TNHHThành Lan (Trang 57 - 61)

: Ghi đối chiếu

2. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán: 1 Hạch toán thanh toán với nhà cung cấp:

2.2.3. Tổ chức chứng từ thanhtoán với người mua:

Hạch toán thanh toán với người mua được tiến hành trên cơ sở các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập và hoàn thành các thủ tục pháp lý theo phương thức mua bán (giao nhận, thanh toán) đã thoả thuận. Các chứng từ đó thường gồm:

- Hoá đơn bán hàng - Bản giao nhận hàng

- Các chứng từ liên quan từ khâu thu hồi nợ, thu tiền ứng trước(Trường hợp khách hàng trả trước một phần hoặc toàn bộ tiền hàng)như phiếu thu, giấy báo Có...

- Chứng từ liên quan đến nghiệp vụ giảm, bớt giá nợ phải thu.

- Các chứng từ lập cho nghiệp vụ khiếu nại hàng bán từ phía khách hàng, nghiệp vụ trả lại, từ chối mua số hàng đã bán từ phía khách hàng...

Tuỳ theo qui mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà lựa chọn chủng loại và số lượng chứng từ phù hợp. Chẳng hạn như, đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ , chứng bán hàng hoá sẽ là hoá đơn GTGT. Nếu hàng hóa tiêu thụ có số lượng lớn, doanh nghiệp sẽ sử dụng hoá đơn GTGT mẫu số 01- GTKT-3LL (Tức là gồm 3 liên), còn trong trương hợp doanh nghiệp bán lẻ hàng sẽ được lập theo mẫu

số 01-GTKT-2LN (tức là gồm 2 liên). Cũng tương tự như vậy, khi doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì chứng từ bán hàng sẽ có mẫu số 02-GTTT-3LL và 02-GTTT-2LN. Còn đối với các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay thuế tiêu thụ đặc biệt, thì hoá dơn bán hàng được ban hành theo quyết định 1141/BTC(1/11/1995)sẽ được sử dụng làm chứng từ thanh toán với người mua.

Các chứng từ được tiếp nhận, phân loại trước khi kế toán thanh toán ghi sổ tài khoản cho đối tượng chi tiết và tổng hợp cho từng đối tượng.

2.2.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:

2.2.4.1. Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán các khoản phải thu của khách hàng kế toán sử dụng TK131-Phải thu của khách hàng.

2.2.4.2. Kết cấu và nội dung TK131- Phải thu của khách hàng:

Bên nợ:

- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá đã giao, lao vụ đã cung cấp được khách hàng chấp nhận.

- Số tiền thừa doanh nghiệp trả lại cho khách hàng.

Bên có:

- Số tiền đã nhận trước, trả trước của khách hàng

- Các khoản chiết khấu, giảm giá và doanh thu của hàng bán chưa thu tiền bị khách hàng trả lại.

Số dư bên nợ:

Số tiền còn phải thu ở khách hàng

Số tiền đã nhận trước

Số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng.

2.2.4.3. Phương pháp hạch toán:

- Khi bán chịu vật tư, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn bán hàng và các chứng từ kế toán liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK131- Phải thu của khách hàng(theo giá thanh toán) Có TK511- Doanh thu bán hàng (theo giá bán)

Có TK333 - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách (DN tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)

- Khi bán chịu TSCĐ căn cứ chứng từ kế toán ghi: Nợ TK131 - Phải thu của khách hàng

Có TK721 - Thu nhập bất thường

Có TK333 - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách (DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ )

- Các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại- Kế toán ghi: Nợ TK531 - Hàng bán bị trả lại

Nợ TK532 - Giảm giá hàng bán

Có TK131- Phải thu của khách hàng

- Khách hàng trả tiền (kể cả số lãi do trả chậm – nếu có), kế toán ghi: Nợ TK111,112 - Tiền mặt, TGNH

Có TK131 - Phải thu của khách hàng (nợ gốc) Có TK711 - Thu nhập hoạt động tài chính

- Đổi hàng ở đơn vị áp dụng heo phương pháp khấu trừ thuế GTGT: + Kế toán ghi doanh thu đổi hàng:

Có TK511 - Doanh thu bán hàng

Có TK333(3331) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

+ Nhận được vật liệu hàng hoá do đổi hàng:

Nợ TK611 - (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Nợ TK152,156 - (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) Có TK331 - Phải trả người bán

+ Thanh toán bù trừ (vì khách hàng vừa là người mua vừa là người bán)

Nợ TK331 - Phải trả người bán

Có TK131 - Phải thu của khách hàng

- Kế toán xoá sổ các khoản nợ khó đòi đã lập dự phòng nhưng không đòi được:

Nợ TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK131: Phải thu của khách hàng

Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

- Trường hợp khoản Nợ khó đòiđã đựoc xử lý được truy thu thì ghi vào niên độ báo cáo coi như thu nhập bất thường:

Nợ TK111,112: Tiền nợ khó đòi đã thu Có TK721: Thu nhập bất thường Đồng thời ghi: Có TK004 “Nợ khó đòi đã thu”

Biểu 2:

Sổ chi tiết : TK131- Phải thu của khách hàng

Đối tượng: Công ty A

NT Ctừ Diễn giải TKĐƯ Thời hạn được

chiết khấu Số phát sinh Số dư Số NT Nợ Nợ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Dư đầu kì P/sinh trong kỳ Cộng P/sinh Dư cuối kỳ

Một phần của tài liệu 105 Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán t ại Công ty TNHHThành Lan (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w