Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:

Một phần của tài liệu 105 Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán t ại Công ty TNHHThành Lan (Trang 43 - 53)

: Ghi đối chiếu

2. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán: 1 Hạch toán thanh toán với nhà cung cấp:

2.1.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:

2.1.4.1. Tài khoản sử dụng:

TK sử dụng để hạch toán nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp là: TK331- Phải trả người bán.

2.1.4.2. Nội dung và kết cấu TK331:

Bên nợ:

- Số nợ phải trả đã trả cho người bán(vật tư, hàng hoá) người cung cấp lao vụ dịch vụ, người nhận thầu XDCB.

- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu nhưng chưa nhận được hàng hoá, dịch vụ.

- Chiết khấu mua hàng được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào số nợ phải trả.

- Số kết chuyển về phần giá trị vật tư hàng hoá thiếu hụt khi kiểm nhận và trả lại người bán.

Bên có:

- Số nợ phải trả cho nhà cung cấp phát sinh khi hàng hoá, dịch vụ hay đầu tư XDCB.

- Trị giá hàng nhận theo số tiền đã ứng

- Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế của số vật tư hàng hoá dịch vụ đã nhận khi có hoá đơn hoặc có thông báo giá chính thức của nhà cung cấp.

Số dư bên có:

- Số tiền còn phải trả người bán, người cung cấp, người nhận thầu XDCB

Số dư bên nợ : (nếu có)

- Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả theo dõi chi tiết của từng đối tượng cụ thể.

Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi vào bên tài sản - khoản người mua trả trước (số bên nợ) và bên nguồn vốn - Số dư có TK331.

2.1.4.3. Phương pháp hạch toán

@. Các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp:

 Trường hợp doanh nghiệp mua chịu (mua trả chậm):

Mua chịu vật tư, hàng hoá, tài sản, lao vụ dịch vụ là người bán chấp nhận cho doanh nghiệp (người mua) thanh toán khối lượng hàng mà họ đã bán, đã bàn giao cho người mua. Mua chịu còn được gọi là mua trả chậm hay mua thanh toán. Khi mua chịu, kế toán căn cứ vào trị giá hàng mua phản ánh các bút toán sau:

• Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

- Khi mua vật tư, hàng hoá nhập kho căn cứ vào chứng từ (hoá đơn, biên bản giao nhận, phiếu nhập kho) kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153,156 - NVL, CCDC, hàng hóa thực nhập(PP KKTX)

Nợ TK 611 - Mua hàng (theo phương pháp KKĐK) Nợ TK133 - Thuế GTGT đầu vào

Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp

- Trường hợp hàng mua về nhưng chưa có chứng từ, theo nguyên tắc quản lí tài sản, kế toán tiến hành thủ tục kiểm nhận nhập hàng và ghi sổ nợ nhà cung cấp theo giá tạm tính.

Nợ TK 152,153,156 - NVL,CCDC, hàng hóa thực nhập (PPKKTX)

Nợ TK 611 - Mua hàng

Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp.

- Khi nhận được bộ chứng từ của lô hàng đã nhập, căn cứ vào giá mua thực tế, kế toán tiến hành điều chỉnh số tạm tính của khoản nợ

+ Nếu giá tạm tính < giá thực tế, kế toán tiến hành ghi sổ bổ sung nợ phải trả người bán:

NợTK152, 153, 156: NVL,CCDC, hàng hoá thực nhập(KKTX). Nợ TK 611 : Mua hàng (KKĐK)

Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào

Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp (phần chênh lệch) + Nếu giá tạm tính > giá thực tế kế toán dùng bút toán ghi số âm để giảm nợ phải trả nhà cung cấp.

- Khi mua tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh, căn cứ hoá đơn bán hàng, biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ hạch toán có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK211 - TSCĐ hữu hình Nợ TK213 -TSCĐ vô hình

Nợ TK 133(1332) - Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp.

- Khi doanh nghiệp mua chịu dịch vụ, vật tư, hàng hoá không lưu chuyển qua kho, chi phí thẳng cho hoạt động sản xuất kinh doanh căn cứ hoá đơn kế toán ghi:

Nợ TK 641, 642- Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK241- XDCB dở dang Nợ TK142 - Chi phí trả trước Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào

Có TK331 - Phải trả nhà cung cấp - Khi thanh toán nợ phải trả, kế toán ghi:

Nợ TK 331- Phải trả người bán

Có TK111, 112 - Tiền mặt, TGNH

Có TK 311, 341 - Vay ngắn, dài hạn trả nợ Có TK 511 - Doanh thu bán hàng trả nợ

Có TK 3331 - Thuế GTGT tương ứng với DTBH trừ nợ

- Khi nhà cung cấp chiết khấu cho doanh nghiệp thanh toán trước hạn, kế toán ghi số nợ phải trả được giảm:

Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp

Có TK 711: Thu hoạt động tài chính

- TH chấp nhận giảm giá hoặc cho phép DN trả lại số hàng DN đã mua (nhưng chưa thanh toán) vì không đúng quy cách, chất lượng, kế toán ghi:

Nợ TK331 - Phải trả nhà cung cấp

Có TK152, 153, 156 - NVL,CCDC,hàng hoá (KKTX) Có TK 611 - Mua hàng (KKĐK)

Có TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (của hàng mua trả lại)

Sơ đồ 6:

Sơ đồ hạch toán thanh toán với người bán

TK111,311 Nợ TK331 TK211,2411 Trả nợ nhà cung cấp

(Cả phần ứng trước)

Mua chịu TSCĐ, phải trả nhà cung cấp TSCĐ TK511 TK2412, 2413 Trả nợ bằng hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm. M.chịu c.trình XDCB p.trả người nhận thầu TK156,611 TK156, 611

Giảm giá hàng mua, trả lại hàng cho người mua

Mua chịu vtư CCDC, hàng hoá... ctrả nhà c2

TK133 TK627, 642...

Thuế GTGT của số tiền hàng hoá được giảm giá, hàng trả lại. Hàng hoá mua về dùng thẳng cho HĐSXKD TK711 TK133

Chiết khấu t.toán được hưởng trừ vào nợ ptrả.

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

TK131 TK111,112

• Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay với những hàng hoá không thuộc diện chịu thuế VAT

- Phản ánh giá trị vật tư, tài sản dịch vụ mua chịu phải trả người bán: Nợ TK liên quan (TK 152,153,156) - Tổng giá thanh toán Nợ TK211, 213 - Giá mua có thuế VAT

Nợ TK241 (chi tiết công trình) - XDCB (Tổng giá thanh toán) Nợ TK (611, 627, 641, 642, 811, 821) - Tổng giá thanh toán.

Có TK331 (chi tiết đối tượng) - Tổng giá thanh toán - Phản ánh só giảm giá, chiết khấu, hàng mua trả lạiđược người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả:

Nợ TK331 - Phải trả nhà cung cấp

Có TK 152, 153, 156, 211, 213 Số giảm giá hàng mua, hàng trả lại theo giá có thuế VAT

Sơ đồ 7:

Sơ đồ thanh toán với người bán

(Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp)

TK111,112,31 Nợ TK331 Có TK111,112 Thanh toán bằng tiền (kể

cả phần ứng trước)

Thu hồi tiền hàng trả thừa TK511 TK152,211,241.. Thanh toán bằng SP, hàng háo, dịch vụ Giá trị Vtư, TSCĐ mua chịu. TK131 TK627,641,642

Thanh toán bù trừ Dịch vụ mua chịu tính vào c.phí SXKD TK152,211...

Hàng được giảm giá, hàng mua trả lại TK711

Chiết khấu được hưởng trừ vào nợ phải trả

 Trường hợp doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng(đặt trước tiền hàng):

Theo yêu cầu của người bán, doanh nghiệp (người mua) sẽ đặt trước một số tiền mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ hay ứng trước tiền XDCB. Sau khi người bán bàn giao hay nghiệm thu công trình XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ, số tiền ứng đặt trước cho người bán sẽ được trừ vào tiền hàng đã mua, nếu thiếu thì sẽ được thanh toán bổ sung. Ngược lại, nếu thừa sẽ được người bán trả lại.

- Khi ứng trước tiền cho nhà cung cấp để mua hàng Nợ TK331 - Phải trả nhà cung cấp

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

- Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước, căn cứ vào chứng từ thực tế nhận hàng, kế toán ghi:

Nợ TK152, 153, 156: Nhập hàng theo

Nợ TK611: Nhập hàng theo phương pháp KKĐK Nợ TK211, 213: Nhập TSCĐ

Nợ TK241: Nhận công trình giao thầu. Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào.

Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp

- Thanh toán số chênh lệch giữa giá trị hàng nhập với số tiền ứng trước:

+ Nếu số ứng trước nhỏ hơn giá trị hàng nhập thì doanh nghiệp phải trả người bán, khi trả kế toán ghi:

Có TK111: Tiền mặt. Có TK112: TGNH

+ Nếu ứng trước > giá trị hàng nhập, thì doanh nghiệp phải thu. khi nhập lại tiền ứng trước thừa, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu bằng tiền mặt, TGNH Có TK331: Phải trả người bán

- Trong trường hợp người bán hoàn lại số tiền doanh nghiệp đã ứng trước vì không có hàng, khi nhận tiền kế toán ghi:

Nợ TK111: Tiền mặt Nợ TK 112: TGNH

- Trường hợp “Nợ phải trả” vắng chủ nợ hoặc không xác định được chủ nợ, chủ nợ không đòi, kế toán ghi tăng “Thu nhập bất thường” của niên độ báo cáo:

Nợ TK331: Kết chuyển xoá nợ vắng chủ Có TK721: Thu nhập bất thường

Một phần của tài liệu 105 Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán t ại Công ty TNHHThành Lan (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w