Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ-

Một phần của tài liệu 83 Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ và phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu, công cụ - dụng cụ tại Công ty Dịch vụ Vật tư Bưu Điện Hà Nội (Trang 50 - 52)

nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ tại Công ty.

Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ tại Công ty Dịch vụ Vật t Bu Điện Hà Nội là việc sửa chữa những yếu tố cha khoa học, cha hợp lý trong khâu hạch toán ban đầu đến hạch toán tổng hợp, từ lúc phát sinh đến lúc kết thúc nghiệp vụ kinh tế.

Nguyên tắc hoán thiện là xuất phát từ lý luận cơ bản, từ những văn bản pháp quy về hế độ kế toán của Nhà nớc để đáp ứng vào thực tiễn tình hình công tác hạch toán kế toán của Công ty cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh.

Xuất phát từ nguyên tắc trên em xin đa ra một số đề xuất sau nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán tại Công ty:

Thứ nhất:Tại Công ty không sử dụng sổ đăng ký chứng để theo dõi các chứng từ ghi sổ đợc lập tại Công ty, do đó ảnh hởng đến việc kiểm tra và đối chiếu giữa các chứng từ. Vì một chứng từ ghi sổ có thể kèm nhiều chứng từ gốc nên việc không sử dụng sổ đăng ký chứng từ có thể gây mất chứng từ hoặc chứng từ ghi sổ. Đồng thời vì không có sổ đăng ký chứng từ nên không thể đối chiếu giữa chứng từ ghi sổ và các bảng kê thích hợp.

Thứ hai: Quá trình phân bổ công cụ- dụng cụ xuất dùng của Công ty là không đúng, không đảm bảo phản ánh đúng chi phí mỗi tháng. Đối với công cụ dụng cụ xuất kho Công ty nên phân bổ đều, mỗi tháng Công ty nên trích 10% giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí để đảm bảo phản ánh đúng chi phí.

Thứ ba: Công ty cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trớc vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với trị giá ghi sổ hàng tồn kho. Nhờ vào khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá có tác dụng làm giảm lãi của niên độ kết oán nên doanh nghiệp tích luỹ đợc một nguồn tài chính mà lẽ ra nó đã đợc phân chia. Nguồn tài chính này nằm trong TSLĐ và khi cần sử dụng để bù đắp các khoản thiệt hại thực tế

do nguyên vật liệu bị giảm giá. Một điểm lợi nữa của dự phòng là dự phòng giảm giá đợc ghi nhận nh một khoản chi phí làm giảm thu nhập của Công ty dẫn đến làm giảm thuế phải nộp lên cấp trên.

Giả sử cuối năm 2001, Công ty tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Căn c vào mức trích dự phòng, kế toán ghi:

Nợ TK 627 Có TK 159

Cuối niên độ sau, năm 2002, Công ty phải tiến hành hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã lập ở năm trớc, năm 2001:

Nợ TK 159

Có TK 721

Đồng thời căn cứ vào tình hình hàng tồn kho, tình hình giá cả thị trờng và giá cả thực tế ghi sổ để xác định mức trích dự phòng cho niên độ sau, năm 2003:

Nợ TK 627 Có TK 159

Thứ t: Công ty nên mã số hoá các tài khoản có liên quan đến nguyên vật liệu chính.

Nguyên vật liệu chính bao gồm dây xoắn đôi , dây mạ kẽm, hạt nhựa. Có thể đặt mã số nh sau:

152.1.01: Dây xoắn đôi 152.1.02: Dây mạ kẽm 152.1.03: Hạt nhựa

Trên cơ sở đó ta có thể xây dựng mã số cho các loại nguyên vật liệu khác. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán số lợng và giá trị đối với từng thứ vật liệu và đề giúp cho công tác đối chiếu kiểm tra đợc dễ dàng, dễ phát hiện khi có sai sót, bên cạnh việc chi tiết tiểu khoản nh trên, công ty nên xây dựng sổ danh điểm vật liệu.

Công ty có thể áp dụng mẫu sổ danh điểm vật liệu nh sau:

Ký hiệu Tên, nhãn hiệu Đ.v tính Đơn giá Ghi chú

Nhóm Danh điểm quy cách NVL 4

152.1 152.1.01 Dây xoắn đôi m

152.1.02 Dây mạ kẽm kg

152.1.03 Hạt nhựa kg

152.2 152.2.01 Nhãn sản phẩm cái

152.2.02 Dây buộc m

... ... ... ...

Khi mở sổ danh điểm vật liệu công ty cần sự hỗ trợ, nghiên cứu của bộ phận kỹ thuật, bộ phận cung ứng vật t sau đó trình lên cho cơ quan chủ quản biết để quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Phơng hớng nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Dịch vụ vật t Bu Điện Hà Nội.

Một phần của tài liệu 83 Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ và phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu, công cụ - dụng cụ tại Công ty Dịch vụ Vật tư Bưu Điện Hà Nội (Trang 50 - 52)