Nhận định hiện trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 109 - 148)

Tàu theo hướng CNH, HĐH

2.4.1. Nhng thành tu

Ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã từng bước vuợt qua những khó khăn, thách thức trong những năm đầu thành lập Tỉnh (những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX) để dần đi vào ổn định và phát triển. Hoạt động sản xuất công nghiệp trong những năm qua đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng CNH, HĐH và có tác động rất lớn đối với sự phát triển KT – XH địa phương và của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Tỉnh luôn ở mức hai con số (giai đoạn 1991 – 1995 là 13,3%; giai đoạn 1996 – 2000 là 19,6% (trừ dầu khí là 41,38%); giai đoạn 2001 – 2005 là 11,2% (trừ dầu khí là 27,1%) và tốc độ tăng trưởng 2 năm 2006 – 2007 trừ dầu khí là 28,01%, đã góp phần thúc đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong giai đoạn 1991 – 1995 là 22,8% (trừ dầu khí là 18,70%), so với VKTTĐPN là 11,7%, Thành phố Hồ Chí Minh là 12,6% và cả nước là 8,2%; giai đoạn 1996 – 2000 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,7% (trừ dầu khí là 15,0%), so với Thành phố Hồ Chí Minh là 10,11% và cả nước là 6,94%; giai đoạn 2001 – 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 12,8% (trừ dầu khí là 20,9%) so với cả nước là 8,5%.

Quy mô GDP tính theo giá so sánh 1994 tăng từ 4.827 tỉ đồng năm 1993 tăng lên 25.300 tỉ đồng năm 2006 và năm 2007 là 31.805 tỉ đồng, đứng thứ 3 cả nước về quy mô GDP, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Thu nhập bình quân đầu người của Bà Rịa – Vũng Tàu năm 1993 là 10,6 triệu đồng/người (942,6 USD), tăng lên 44,35 triệu đồng/người (2.940 USD) năm 2006 và tăng lên 51,60 triệu đồng/người (3.205 USD) năm 2007, là Tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.

Tỉnh đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước trung bình từ 27% – 30%/năm. Cơ cấu kinh tế hình thành là công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp (năm 1993 cơ cấu kinh tế của Tỉnh là công nghiệp, xây dựng:

79,1%; dịch vụ: 15,3%; nông, lâm, ngư nghiệp: 5,6% và năm 2007 công nghiệp, xây dựng: 76,01%; dịch vụ: 20,34%; nông, lâm, ngư nghiệp: 3,66%. Nếu trừ dầu khí thì cơ cấu kinh tế năm 1993 tương ứng là: 14,5%; 62,5%; 23,0% và năm 2007 là 65%; 29,33%; 5,28%.

Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp : giảm dần tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ từ 96,1% năm 1993 giảm xuống còn 44,3% năm 2006 (theo giá so sánh 1994), với tỉ lệ chuyển dịch giai đoạn 1993 – 2006 là (-51,8%). Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp sản xuất điện, ga, nước ngày càng tăng trong cơ cấu công nghiệp của Tỉnh (công nghiệp chế biến tăng từ 2,8% năm 1993 lên 27,1% năm 2006, tỉ lệ chuyển dịch giai đoạn 1993 – 2006 là 24,3%; công nghiệp sản xuất điện, ga, nước tăng từ 1,0% năm 1993 lên 28,6% năm 2006, với tỉ lệ chuyển dịch giai đoạn 1993 – 2006 là 27,6%). Trong những năm tới, sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp hợp lí vẫn sẽ là tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, ổn định tỉ trọng ngành công nghiệp sản xuất điện, ga, nước và giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ.

Sự chuyển dịch còn diễn ra trong nội bộ ngành: trong cơ cấu ngành công nghiệp khai thác mỏ cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí đốt luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp khai thác mỏ (luôn trên 99%) nhưng đang có xu hướng giảm dần về tỉ trọng từ 99,94% năm 1993 giảm xuống còn 99,36% năm 2006; ngành công nghiệp khai thác đá và khai thác mỏ khác tăng dần về tỉ trọng mặc dù còn rất thấp từ 0,06% năm 1993 lên 0,64% năm 2006. Điều này cho thấy ngành công nghiệp khai thác đá và khai thác mỏ khác đã bắt đầu được chú ý phát triển.

Nội bộ ngành công nghiệp chế biến có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp nặng do trong thời gian qua trên địa bàn Tỉnh các dự án lớn được Trung ương đầu tư đều tập trung vào các ngành công nghiệp nặng như sản xuất hoá chất, phân bón, luyện kim… (công nghiệp hóa chất, nhựa, cao su, plastic tăng từ 1,64% năm 1993 lên 38,04% năm 2006, công nghiệp luyện kim và gia công kim loại chiếm 24% năm 2000 và tăng lên 25,21% năm 2006); tỉ

trọng ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm giảm dần tỉ trọng từ 84,81% năm 1993 xuống còn 27,92% năm 2006, với tỉ lệ chuyển dịch giai đoạn 1993 – 2006 là (-56,89%), còn các ngành công nghiệp chế biến khác chiếm tỉ trọng không đáng kể.

Trong nội bộ ngành công nghiệp sản xuất điện, ga, nước: nhóm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt chiếm tỉ trọng rất lớn và đang có xu hướng tăng dần về tỉ trọng từ 97,71% năm 1996 lên 98,88% năm 2000 và tăng lên 99,60% năm 2006. Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác, lọc và phân phối nước chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất điện, ga, nước và đang giảm dần tỉ trọng từ 2,28% năm 1996 xuống còn 1,17% năm 2000 và 0,40% năm 2006.

Sự chuyển dịch theo thành phần kinh tế: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các thành phần kinh tế nhưng đang có xu hướng giảm dần tỉ trọng từ 89,73% năm 1993, giảm xuống còn 60,93% năm 2006 và còn 51,29% năm 2007. Tỉ trọng của khu vực quốc doanh tăng lên rất nhanh từ 6,56% năm 1993 tăng lên 32,61% năm 2006 và 39,43% năm 2007, ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo trong phát triển công nghiệp trên địa bàn. Tỉ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng đáng kể từ 3,8% năm 1993, tăng lên 6,44% năm 2006 và 9,2% năm 2007.

Về năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994), năng suất lao động bình quân của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Tỉnh đã tăng gần gấp đôi sau 13 năm phát triển từ 504 triệu đồng/người năm 1993 tăng lên 996 triệu đồng/người năm 2006. Trong đó, các cơ sở của thành phần kinh tế quốc doanh Trung ương có mức tăng năng suất lao động cao nhất, tăng 4,8 lần (năm 2006 là 3.771 triệu đồng/người/năm so với năm 1993 là 785 triệu đồng/người/năm); doanh nghiệp địa phương tăng 2,1 lần từ 65 triệu đồng/người năm 1993 lên 138 triệu đồng/người năm 2006; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,6 lần từ 1.737 triệu đồng/người năm 1993 lên 2.927 triệu đồng/người năm 2006, còn các hộ

cá thể có mức tăng năng suất lao động gấp 1,3 lần từ 23 triệu đồng/người năm 1993 lên 32 triệu đồng/người năm 2006.

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tính đến năm 2007 trên địa bàn Tỉnh đã thành lập được 9 khu công nghiệp tập trung (8 khu công nghiệp ở huyện Tân Thành và 1 khu công nghiệp ở thành phố Vũng Tàu) với tổng diện tích là 3.594,1ha, vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng là 5.344,46 tỉ đồng, đã thu hút được 206 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 7.547,89 triệu USD, tỉ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp đạt khoảng 75,63% và 23 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã được phê duyệt thành lập với tổng diện tích là 848,17ha. Trong đó có 3 cụm đã hoàn thành cơ bản về xây dựng hạ tầng là CCN-TTCN Hắc Dịch (Tân Thành), CCN-TTCN Ngãi Giao (Châu Đức), cụm CN Khí Áp Thấp (thị xã Bà Rịa) và đã đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm trên địa bàn các huyện Tân Thành, Châu Đức và thị xã Bà Rịa.

2.4.2. Nhng hn chế

Mặc dù vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh đã được nâng lên trong những năm qua, song cơ cấu ngành công nghiệp chuyển biến còn chậm. Thực chất, đóng góp cho sự tăng trưởng công nghiệp trong những năm qua chủ yếu do ngành công nghiệp khai thác dầu khí, tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tiềm năng.

Việc khai thác các nguồn lực trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua chưa thực sự hợp lí, bởi lẽ các nguồn lực phục vụ cho công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ hải sản… của Tỉnh rất lớn nhưng chưa được tập trung khai thác triệt để.

Trừ công nghiệp dầu khí, các ngành công nghiệp khác tính ổn định đầu ra của sản phẩm chưa cao, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và sản phẩm gia công, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao nên tính cạnh tranh còn yếu, gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ như: may mặc, da giày, túi sách, gạch men…

Sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ đang là trở ngại ngày càng lớn đối với sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới (đặc biệt là công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim, hoá chất…).

Công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, tuy trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, song tỉ trọng còn rất khiêm tốn từ 3,8% năm 1993 lên 9,20% năm 2007.

Trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến Tỉnh chưa chú ý đến việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử…Trong khi đó, một số ngành công nghiệp nặng (luyện kim, hóa chất, hoá dầu…) của Tỉnh chỉ mới phát triển ở giai đoạn đầu nên cần rất nhiều vốn, giải quyết việc làm không nhiều. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu rất hạn chế.

Nguồn nhân lực tại địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhất là lao động được đào tạo có tay nghề, chuyên môn kĩ thuật cao. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho các ngành công nghiệp phát triển trên địa bàn.

Sự phân bố một số ngành công nghiệp chưa thực sự hợp lí, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nước đá và các cơ sở chế biến hải sản chưa chịu di dời vào các khu công nghiệp, mà vẫn phân bố phân tán trong các khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó, tập trung nhiều ở thành phố Vũng Tàu, Long Hải…

Tình trạng ô nhiễm hiện nay tại các khu công nghiệp đang ở mức báo động, hệ thống xử lí nước thải cho các khu công nghiệp còn thiếu, mới chỉ có một KCN được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lí nước thải với công xuất nhỏ 1.500 m3/ngày (KCN Mỹ Xuân A). Ngoài ra, chất thải rắn và khí độc hại cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ…

Tuy Bà Rịa – Vũng Tàu là một trung tâm sản xuất điện lớn của cả nước

(chiếm 40% sản lượng điện sản xuất toàn quốc), song tình trạng thiếu điện cục bộ vào mùa khô vẫn thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Tỉnh gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư vì phải cạnh tranh với các địa phương lân cận nhưĐồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…Do tình trạng thành lập khu công nghiệp một cách ồ ạt theo kiểu “mạnh tỉnh nào tỉnh đó làm”, không có sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên dẫn đến tình trạng cạnh tranh không đáng có giữa các địa phương trong vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua việc quy hoạch các KCN diễn ra mạnh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi làm các KCN ngày càng nhiều đã bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như : một bộ phận nông dân ở vùng nông thôn tái nghèo rất nhiều do mất đất sản xuất trong khi đó Tỉnh chưa có giải pháp tạo công ăn việc làm mới cho những hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất ; vấn đề nhà ở cho công nhân trong các KCN chưa được chú ý, gây nhiều khó khăn trong quản lí trật tự xã hội do lao động lao động nhập cư ngày càng nhiều…

Công nghiệp nông thôn chuyển dịch rất còn chậm, các ngành tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương ít được quan tâm đầu tư, phát triển còn mang tính tự phát, chất lượng sản phẩm còn thấp do công công nghệ sản xuất lạc hậu, công nghiệp phục vụ du lịch du lịch hầu như chưa được chú ý phát triển

Sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua còn phụ thuộc quá nhiều vào hai thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thành phần kinh tế Trung ương nên cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sự phát triển không bền vững, có tác động xấu đến sự phát triển công nghiệp trên địa bàn nói riêng và cho nền kinh tế nói chung như: nguy cơ các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn đầu tư do tình hình tài chính khó khăn; tốc độ tăng trưởng công nghiệp không ổn định…. Do vậy, Tỉnh cần chú ý phát triển hơn nữa thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ, vì thành phần kinh tế này rất linh hoạt trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường và không cần nhiều vốn.

Qua hiện trạng thu hút các dự án đầu tư vào các KCN cho thấy, vấn đề tổ chức trong các KCN còn nhiều yếu kém. Các dự án được đầu tư vào các KCN hiện nay mang tính liên kết và hỗ trợ rất kém, nên hiệu quảđem lại chưa cao…

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU THEO HƯỚNG

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020

3.1.1. Cơ s định hướng phát trin công nghip tnh Bà Ra – Vũng Tàu đến năm 2020

3.1.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2020

* Quan đim phát trin kinh tế - xã hi:

Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích và tạo điều kiệnbình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư trong Tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các ngành kinh tế của Tỉnh cần chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Đồng thời gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chú trọng phát triển khu vực nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giảm dần sự chênh lệch về thụ hưởng dịch vụ xã hội cơ bản và tăng thu nhập giữa vùng nông thôn, hải đảo với vùng đô thị.

Để đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH nền kinh tế, Tỉnh tăng cường đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, Tỉnh coi nguồn nhân lực là một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh cũng chú trọng kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng ở các địa phương trong Tỉnh.

Bên cạnh đó, Tỉnh cũng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế bền vững

trên cơ sở bảo vệ, tái sinh và làm giàu tài nguyên biển, rừng, đất đai, nguồn nước, bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường sinh thái biển. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

* Mc tiêu phát trin kinh tế - xã hi :

- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế là một

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 109 - 148)