trong khu vực
Bốn nước công nghiệp mới (NICs), 4 con rồng châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo đã tạo nên những nền công nghiệp tăng trưởng nhanh chưa từng thấy. Quá trình CNH ở những nước này đã làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong vài chục năm thời kì “cất cánh”.
1.6.1. Kinh nghiệm của Đài Loan
Từ những năm 1980 Đài Loan tạo được một nhịp độ tăng trưởng vững vàng và khá cao, bình quân GDP hàng năm là 8,9%. Kết quảđó là nhờ Đài Loan đã lựa chọn chiến lược phát triển đúng đắn, có bước đi phù hợp, uyển chuyển, cụ thể:
* Thập niên 60, có thể gọi là giai đoạn “tiền cất cánh”, Đài Loan tiến hành CNH hướng vào xuất khẩu tập trung vào công nghiệp nhẹ, công nghiệp lắp ráp sử dụng nhiều lao động với quy mô sản xuất nhỏ và vừa. Đến cuối thập niên 60 Đài Loan đã có sản phẩm điện tử xuất khẩu nhờ việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.
* Thập niên 70, giai đoạn “cất cánh”, xây dựng các ngành công nghiệp nặng: hóa chất, luyện thép, hóa dầu, đóng tàu… một cách vững vàng.
* Thập niên 80, giai đoạn trưởng thành, xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng đầu tư ra nước ngoài, chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động sang các nước khác, thúc đẩy nghiên cứu và đi vào thị trường công nghệ (vi điện tử, máy tính…)
* Thập niên 90, tiếp tục vươn lên bằng những công nghệ mũi nhọn như viễn thông, thông tin, tựđộng hóa, vật liệu mới…
Với những chiến lược phát triển phù hợp đó, Đài Loan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn làm biến đổi mạnh cơ cấu kinh tế. Đến năm 2005 trong cơ cấu kinh tế Đài Loan hầu như chỉ còn hai khu vực công nghiệp chiếm 29,3% và dịch vụ chiếm 72,7%, nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 1,6%. Tỉ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng (lao động công nghiệp chiếm 35,8%, lao động dịch vụ là 58,2%), trong khi đó lao động trong nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 6% (so với năm 1953 là 35%).
Hiện nay, Đài Loan xếp thứ 12 thế giới về xuất khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 170,5 tỉ USD, chủ yếu là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 27.572 USD.
1.6.2. Kinh nghiệm của Xingapo
Bằng một chiến lược tăng trưởng nhanh và bền vững, Xingapo nhanh chóng đã trở thành một quốc gia giàu mạnh của khu vực, một trung tâm công nghệ cao cấp vềđiện tử, lọc dầu, đóng tàu, chế tạo máy chính xác, là trung tâm truyền bá khoa học hiện đại, trung tâm dịch vụ và tài chính của khu vực và thế giới.
* Trong thập niên 60: Xingapo cũng giống một số nước khác, bắt đầu phát triển công nghiệp từ ngành dệt và công nghiệp chế biến thực phẩm.
* Trong thập niên 70, song song với lĩnh vực dịch vụ, Xingapo phát triển công nghiệp nặng dùng nhiều vốn nhưđóng tàu, lọc dầu.
* Thập niên 80, Xingapo chuyển sang phát triển những ngành công nghệ cao như: luyện kim, hàng không, quang học, tựđộng hóa, hóa dầu.
Hiện nay Xingapo là trung tâm lọc dầu lớn thứ 3 trên thế giới sau Houston (Hoa Kỳ) và Rottecdam (Hà Lan) với sản lượng 20 triệu tấn/năm.
Trong cơ cấu kinh tế của Xingapo hầu như chỉ còn lại hai khu vực công nghiệp 35,2% và dịch vụ 64,7% còn nông nghiệp chiếm tỉ trong rất nhỏ 0,1% năm 2007. Trong suốt thời gian qua Xingapo luôn giữ mức tăng trưởng GDP đạt trên 7%/năm, thu nhập tăng từ 640 USD năm 1967 lên 12.310 USD năm 1992 và đạt 29.090 USD năm 2006.
Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Xingapo giai đoạn 1966 – 2007
Đơn vị:% Năm 1966 1970 1985 1990 2007 Công nghiệp 24 29,7 36,6 36,9 35,2 Dịch vụ 72 68,0 62,6 62,8 64,7 Nông nghiệp 4 2,3 0,8 0,3 0,1 Nguồn: Encarta năm 2007
1.6.3. Kinh nghiệm của Hồng Kông
Hồng Kông đã thực hiện một chiến lược CNH bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, kể cả chấp nhận loại hình công nghiệp thấp nhưng có tăng trưởng kinh tế. Hồng Kông đã trở thành một trung tâm lớn của thế giới về quần áo may sẵn và xuất khẩu các sản phẩm may mặc, trung tâm số một thế giới về sản xuất đồ chơi trẻ em và đồng hồ.
Hồng Kông tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ dùng nhiều lao động, xí nghiệp có quy mô nhỏ, sản phẩm đa dạng, khối lượng lớn, giá rẻ, hình thức đẹp nhằm chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Với chiến lược CNH như vậy, Hồng Kông đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong các thập kỉ 50, 60, 70, 80 với mức tăng trưởng bình quân là 7,7%/năm. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm xuống còn 5,3%, nhưng đến năm 2000 nền kinh tế Hồng Kông nhanh chóng phục hồi đạt mức tăng trưởng 10%.
Năm 2006 Hồng Kông xếp thứ 40 thế giới về quy mô GDP và thu nhập bình quân đầu người đạt 36.500 USD/người (so với 690 USD/người năm 1967). Hồng Kông đã trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của khu vực và thế giới.
1.6.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Thời kì đầu của CNH, Hàn Quốc theo đuổi chính sách thay thế hàng nhập khẩu và đã tập trung sản xuất tập trung sức phát triển công nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng các ngành sản xuất xi măng, lọc dầu, phân bón và một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc.
Chiến lược này không làm thay đổi nền kinh tếđược bao nhiêu. Vào đầu thập niên 70, Hàn Quốc đã nhanh chóng chuyển sang chiến lược hướng ra xuất khẩu, các ngành xuất khẩu đã trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm trong suốt thập niên 70. Bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, sau đó chuyển dần sang một số ngành công nghiệp nặng và các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao như công nghiệp đóng tàu, luyện thép, chế tạo ô tô, điện tử, hóa chất.
Cơ cấu xuất khẩu thay đổi nhanh chóng. Năm 1979, xuất khẩu sản phẩm thô chỉ còn 10,1%, sản phẩm công nghiệp nhẹ chiếm 51,4% và sản phẩm công nghiệp nặng chiếm 38,5% và cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi mạnh. Tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 50,4% năm 1955 xuống còn 19,6% năm 1979, trong khi đó công nghiệp tăng từ 10,6% lên 33,3%. Ba ngành công nghiệp hóa chất, xây dựng, dệt may năm 1980 chiếm 58% kim ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn 1967 – 1990 Hàn Quốc luôn đạt tỉ lệ tăng trưởng GDP 8,8%/năm.
Đến năm 2006 Hàn Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế phát triển đứng thứ 3 ở châu Á và đứng thứ 10 thế giới về quy mô GDP (897,4 tỉ USD). Trong cơ cấu GDP công nghiệp chiếm 39,6%, dịch vụ chiếm 57,2%, nông nghiệp chỉ chiếm 3,2 %; về cơ cấu lao động công nghiệp chiếm 26,4%, dịch vụ chiếm 67,2% và nông nghiệp chỉ chiếm 6,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 17.730 USD (so với 90 USD/người năm 1961).
Bài học kinh nghiệm rút ra cho quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta là: trong giai đoạn đầu của quá trìng CNH nước ta nên tập trung phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động, hướng ra xuất khẩu, sau đó chuyển dần sang phát triển các ngành cần có nhiều vốn và những ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
Chương 2 : HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.1. Khái quát nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.1.1. Các nguồn lực trong nước
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), có diện tích tự nhiên là 1975,14km2, chiếm 0,6% diện tích cả nước. Phía Bắc và Tây Bắc giáp các huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) ; phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận); phía Nam và Đông Nam giáp với Biển Đông có đường bờ biển là 305,4 km và vùng thềm lục địa rộng trên 100.000 km2; phía Tây Nam giáp huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, lại giáp với Biển Đông nên vị trí của Tỉnh không chỉ là cửa ngõ ra Biển Đông của vùng Đông Nam Bộ, VKTTĐPN mà còn là cửa ngõ ra Biển Đông của hành lang kinh tế Đông – Tây (thuộc hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông ở phía Nam). Đặc biệt, Côn Đảo được xác định là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng, nằm sát đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á nhất so với các tỉnh khác ở nước ta (từ Côn Đảo đến ngã tư của đường hàng hải quốc tế chỉ có 60km), Bà Rịa – Vũng Tàu nằm giữa ngư trường lớn của vùng Đông Nam Bộ và gần khu vực khai thác dầu khí của thềm lục địa phía Nam nước ta, Tỉnh đóng vai trò là vị trí tiền tiêu, góp phần tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, gắn kết tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
Với vị trí địa lí như trên đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho Tỉnh trong quá trình phát triển KT – XH như:
Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay của nước ta, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai nên Tỉnh có nhiều thuận lợi trong
việc liên kết, trao đổi về hàng hóa, công nghệ, thu hút lực lượng lao động kĩ thuật có trình độ cao… gần Đồng bằng sông Cửu Long nên cũng thuận lợi trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Mặt khác, do Tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ hướng ra Biển Đông của vùng Đông Nam Bộ, VKTTĐPN, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng… Do tiếp giáp với một vùng biển rộng lớn với đường bờ biển dài, có thềm lục địa rộng với nguồn tài nguyên dầu khí có trữ lượng lớn, nguồn hải sản dồi dào và phong phú, có cửa sông lớn, nhiều vũng vịnh sâu, kín gió rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng sông và cảng biển với quy mô lớn. Ngoài ra, Tỉnh còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tất cả các tuyến đường giao thông đường bộ, đường không, đường thuỷ, đường sắt. Vì vậy, Tỉnh sẽ là một địa điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng của cả vùng Đông Nam Bộ, VKTTĐPN với các tỉnh khác trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì vị trí địa lí này cũng có mặt trái của nó. Do nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh nên trong quá trình phát triển Tỉnh phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các tỉnh này trong các lĩnh vực như: thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), cạnh tranh trong thu hút nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao, cạnh tranh về thị trường…
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Địa hình, địa chất
Cùng với quá trình phát triển địa chất vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu có lịch sử hình thành sớm. Hoạt động địa chất tạo nên dạng địa hình tương đối bằng phẳng và lượn sóng yếu, nền địa chất khá ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển khu dân cư, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp…
Địa hình khá phong phú và đa dạng: có đồng bằng, gò, đồi, núi…, trong đó vùng gò đồi lớn tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Đông Bắc thuộc các huyện
Xuyên Mộc, Long Điền, Long Đất, Đất Đỏ với độ cao trung bình từ 50 – 100m. Địa hình núi có độ cao từ 100 – 500m tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Thành như: núi Thị Vải (467m), núi Dinh (491m); Long Hải – Vũng Tàu như: núi Đá Dựng (136m), núi Ngang (214m), núi Châu Viên (327m), núi Nhỏ (136m). Là nơi cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng cho toàn Tỉnh. Hầu hết các mỏ khai thác đá đều nằm gần đường giao thông nên cũng thuận lợi trong quá trình khai thác và vận chuyển.
* Tài nguyên khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương, nhiệt độ trung bình khoảng 270C. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn. Biên độ giao động nhiệt giữa tháng nóng nhất (tháng 5: 29,10C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 25,20C) chỉ là 3,90C. Tổng giờ nắng trong năm dao động từ 2.370 - 2.850 giờ và phân phối tương đối đều trong các tháng. Lượng mưa hàng năm thấp khoảng 1600mm và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Gần 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm.
Với điều kiện khí hậu như trên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: hồ tiêu, điều, cao su, cà phê và phát triển lâm nghiệp đa dạng, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp hiện có trên địa bàn.
Bên cạnh đó, với số giờ nắng trong năm cao, tài nguyên du lịch phong phú đã tạo cho Tỉnh có lợi thế về du lịch, đây cũng là cơ sở tốt cho việc thúc đẩy các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho các hoạt động du lịch có điều kiện phát triển.
* Điều kiện thuỷ văn và nguồn nước
Theo các nghiên cứu, đánh giá gần đây, nguồn nước tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có thểđáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất đến năm 2020 với khoảng 500.000m3/ngày đêm.
Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của Tỉnh chủ yếu được cung cấp bởi 3 sông chính là sông Thị Vải (phần chảy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 25km, rộng từ 600 - 800m, độ sâu từ 10 - 20m) chảy qua địa phận huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa; sông Dinh có lưu vực rộng khoảng 300km2, đoạn chảy qua địa phận huyện Châu Đức và thị xã Bà Rịa dài 30km; sông Ray dài 120km, lưu vực rộng khoảng 770km2, có 40km chảy qua địa phận huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Long Đất.
Trong đó, sông Thị Vải có ý nghĩa rất lớn về mặt giao thông thuỷ, đặc biệt là có một số vị trí có thể xây dựng được cảng nước sâu mang tầm khu vực và quốc tế, có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải từ 30.000 - 60.000 tấn như: cảng nước sâu tổng hợp Baria – Serece, cảng Interflour có thể tiếp nhận tàu trọng tải 50.000 tấn, cảng khí hóa lỏng LPG Cái Mép tiếp nhận tàu chở hàng lỏng trọng tải đến 30.000 tấn, cảng dầu của trung tâm điện lực Phú Mỹ dùng để nhập dầu cho hoạt động của các nhà máy điện, cảng xi măng Holcim dùng để vận chuyển linker.
Sông Dinh và sông Ray là 2 sông cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
Trên sông Dinh phần chảy qua thành phố Vũng Tàu tuy ngắn (dài 10km), độ sâu trung bình từ 07 - 08m nhưng cũng có giá trị giao thông thuỷ rất lớn. Hiện nay, đã đầu tư và khai thác một loạt cảng như: cảng Dịch vụ dầu khí PTSC, cảng Liên doanh dầu khí Vietsoptro, cảng Thương mại…, cho phép tàu có trọng tải 10.000 tấn ra vào được.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng phát triển gắn liền với các cảng nước sâu.
Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm của Tỉnh khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000m3/ngày đêm, tập trung vào 3 khu vực chính là Bà Rịa - Long Điền