Thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 43 - 47)

Đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh không ngừng của một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, các mặt hàng hoá chất phục vụ cho các nhà máy, cơ sở chế biến trên toàn đất nước không ngừng tăng nhanh về chủng loại, số lượng và chất lượng. Sau một thời gian ổn định về sức sản xuất, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trong các ngành công nghiệp nặng và sản xuất đồ tiêu dùng đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất của cai vật chất kéo theo nhu cầu về nguồn nguyên liệu hoá chất đầu vào tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển này là do sự tăng nhanh

Trong thị trường nội địa, nhu cầu về các mặt hàng hoá chất tăng đột biến từ cuối tháng 10 năm 2007 đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tham gia vào thị trường buôn bán các loại mặt hàng hoá chất dan su phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên toàn miền bắc hiện đang có khoảng 20 doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh hoá chất với các mặt hàng chủ yếu là sơn và chất dẻo, quặng nguyên liệu, khí công nghiệp và que hàn…chính từ những nguyên nhân đó việc cạnh tranh trên thị trường trong ngành hoá chất là rất gay gắt.

Nguồn hàng chủ yếu của các công ty kinh doanh hoá chất là sản phảm và bán sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu và đóng gói cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất khác. Những con số thống kê cho thấy giá trị nhập khẩu trong những năm gần đây không ngừng tăng nhanh: năm 2005 tổng giá trị nhập khẩu là 500 triệu USD, năm 2006 là 800 triệu USD, năm 2007 là 1450 triệu USD. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây các dự án, khu công nghiệp không ngừng phát triển, số lượng các công ty nước ngoài, liên doanh liên kết tăng nhanh với nhu cầu nguyên liêu đầu vào chất lượng cao trong khi thị trường trong nước không đáp ứng được. Cơ sở hạ tầng thấp kém làm cho các nhà máy hoá chất trong nước không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong khu vực cả về số lượng và chất lượng.

● Nhu cầu cung cầu trên thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam

Nền công nghiệp trong nước đang không ngừng phát triển, kéo theo nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng cao. Với đặc thù là một mặt hàng kinh doanh đặc biệt, thị trường hoá chất đang không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng phục vụ, chất lượng hàng hoá.

Theo tổng công ty hoá chất Việt Nam, do điều kiên cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém không đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá hạng nặng đồng thời do đặc điểm phân bố các khu công nghiệp không tập trung nên việc cung ứng các mặt hàng hoá chất từ khai thác đến nơi sản xuất là không đạt yêu cầu. Trong 16 ngày đầu tháng 3 năm nay việc vận chuyển quặng chỉ đáp ứng được 43% nhu câu nguyên liệu

đầu vào của các công ty phân bón, trong khi đó mức sản xuất chung của các doanh nghiệp trong 3 tháng dầu năm vẫn tăng đều 10-20% điều đó chứng tỏ nhu cầu mặt hàng hoá chất là rất lớn.

Trong toàn ngành, sản lượng và mức tiêu thu của các mặt hàng hoá chất cơ bản cũng không ngừng tăng cao, có mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.Dưới đây là kết quả đạt được của một số sản phẩm ngành hoá chất đến giữa tháng 4/2008:

Thống kê thực tế tiến độ cung ứng ngành Hoá chất tháng 4/2008 (Tổng công ty hoá chất Việt nam)

Đơn vị : % Số Sản phẩm Đạt mức kế hoạch năm 2008 (%) So với cùng kỳ năm 2007 (%) Xút tổng số 27,0 112,5 Xút thương phẩm 25,0 110,0 Axit sunfuric tổng số 31,5 128,0

Axit sunfuric thương phẩm 32,5 121,5

Đất đèn 26,5 135,0

Axit photphoric 33,5 93,0

Natri silicat 28,0 121,5

Axit clo hydric - 119,0

Clo lỏng 21,0 91,0

Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hoá chất trong tháng 1/2008 đạt 166.273.749 USD, giảm 1% so với tháng 12/2007 nhưng tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2007.

Nguồn hoá chất được nhập khẩu nhiều nhất là Đài Loan: 49.218.046 USD, Trung Quốc: 37.614.067 USD, Singapore: 18.164.023 USD…

● Phân tích cạnh tranh

Sức mạnh của các tổ chức, công ty xuất nhập khẩu cạnh tranh ảnh hưởng đến quyết định chiến lược thị trường và quyết định kinh doanh của mỗi công ty. Hiện nay, ngoài Công ty Cổ phần Hoá chất còn có nhiều các doanh nghiệp khác kinh doanh các mặt hàng hoá chất công nghiệp và các sản phẩm từ các nguôn tài nguyên khoáng sản trong nước khác. Do chủng loại mặt hàng của Công ty khá đa dạng nên việc xác định đối thủ cạnh tranh cũng có sự phân loại theo sản phẩm, thị trường nhập khẩu. Các đối thủ chính của Công ty Cổ phần Hoá chất là:

Sản phẩm trong nước: Công ty Cổ phần Bột giặt và Hoá chất Đức Giang

Đối thủ lớn nhất của Công ty là Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu Hoá chất ( Công ty trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam )

Sản phẩm sản phẩm chính bao gồm tất cả các mặt hàng sản xuất trong nước và Hoá chất công nghiệp chuyên dùng công nghệ cao.

Hiện đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm nhập khẩu được tiêu thụ bởi các doanh nghiệp sản xuất thép và tuyển quặng trên thi trường miền Bắc.

Riêng về Xà phòng và phụ gia ngành Xà phòng có Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội, một số Công ty khác chỉ có thị phần nhỏ. Thị trường này mang tính ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị các mặt hàng kinh doanh.

Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này khá nhiều và sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu sản xuất của khu vực. Xu hướng các đơn vị tìm kiếm đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào có giá thành thấp ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng tăng.

Trên thị nguyên liệu ngành hoá Việt nam, với các sản phẩm như trên, Công ty Cổ Phần Hoá chất chiếm thị phần khoảng 35%, đứng đầu doanh so bán hàng toàn miền Bắc trong 3 năm liền 2005- 2007. Tuy nhiên, vẫn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mới, với nhiều phương thức kinh doanh độc đáo, nguồn hàng phong phú. Vì vậy mức độ cạnh tranh ngày càng tăng

Trong thực tế, môi trường nội bộ là thông tin được cung cấp bởi chính công ty được định giá mà ở đây là Công ty cổ phần Hoá chất nếu hợp đồng định giá được ký kết. Cán bộ định giá sẽ có sự tiếp xúc, phỏng vấn và thu thập thông tin từ phía khách hàng để đưa ra những phân tích về:

Cơ sở hạ tầng :

Danh mục mặt hàng kinh doanh và mạng lưới phân phối Hệ thống quản lý

Nguồn nhân lực và nguồn cung cấp Thị trường, thương hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do hạn chế về mặt thông tin nên mặc dù môi trường nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác xác định giá trị, do đó tạm thời bỏ qua tác động của yếu tố nội bộ đến giá trị của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước (Trang 43 - 47)