Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch của huyện Cơn Đảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo (Trang 47 - 50)

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CƠN ĐẢO (BÀ RỊA – VŨNG TÀU)

2.3.1.3.Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch của huyện Cơn Đảo

Trong hơn một thập kỷ hoạt động du lịch, ngành du lịch Cơn Đảo đã đạt được những thành tựu

đáng kể như: số lượng du khách tăng với tốc độ ngày càng nhanh, doanh thu tăng đáng kể, cơ sở hạ

tầng, vật chất phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư với nhiều dự án lớn. Tuy nhiên, đứng trước sự

phát triển du lịch như vũ bão hiện nay của cả thế giới, ngành du lịch Cơn Đảo đối đầu với những thách thức lớn và tồn tại những khĩ khăn khơng dễ dàng khắc phục. Cụ thể:

- Về bộ máy tổ chức và quản lý và quy hoạch du lịch:

 Khơng cĩ cơ quan nào chuyên trách quản lý du lịch tại cơn Đảo

 Chưa cĩ quy hoạch tổng thể hay chiến lược phát triển du lịch tại Cơn Đảo

 Các đề xuất phát triển tập trung vào tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và chưa quan tâm thích đáng đến tính bền vững về kinh tế xã hội và mơi trường.

 Chưa cĩ mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên liên quan

- Về hoạt động khai thác du lịch:

Khách du lịch:

Số lượng du khách đến Cơn Đảo tăng ổn định nhưng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của

địa phương.

Phần lớn du khách đến với Cơn Đảo là khách nội địa mà chủ yếu là các cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa; thăm người thân; các sinh viên, học sinh cắm trại về nguồn… mức tiêu thụ của họ

rất thấp nên hiệu quả kinh doanh của các dịch vụ liên quan đến du lịch khơng cao. Cịn du khách quốc tế thì quá ít (chưa tới 1/10 khách nội địa) và họđi riêng rẽ theo kiểu Tây balơ, một số ít họ nghiên cứu …

Doanh thu: tăng nhưng chưa cao.

Về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch:

Giao thơng:

Cách trở về giao thơng với đất liền: Những khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Cơn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa bao giờ khai thác hết cơng suất. Điều này thường xảy ra ngay cả trong mùa cao điểm du lịch hàng năm. Những hạn chế về giao thơng giữa đất liền với hịn đảo thơ mộng này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Phương tiện đi lại chính giữa Cơn Đảo và đất liền là đường hàng khơng. Vậy hiện nay mỗi ngày chỉ cĩ một chuyến bay duy nhất từ đất liền ra đảo và ngược lại với chỉ vỏn vẹn 60-70 khách thì quả

thật là quá nhỏ, khơng thể nào đáp ứng với nhu cầu. Trước đây, khi mới đưa vào khai thác loại máy bay ATR72 sau sửa chữa, nâng cấp sân bay thì cịn cĩ tuyến Cơn Đảo-Vũng Tàu và ngược lại, nhưng chưa kịp trở thành thĩi quen thì tuyến bay bị ngưng lại do hoạt động khơng hiệu quả.

Vềđường biển thì hai tàu khách Cơn Đảo 09 và Cơn Đảo 10 vẫn luơn trong tình trạng hoạt động hết cơng suất nhưng cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Vào mùa giĩ chướng, cĩ khi cả nửa tháng mới cĩ được chuyến tàu ra đảo. Nhưng đây là phương tiện khơng được khách du lịch lựa chon do thời gian quá lâu (12 – 15 tiếng).

Điện: việc cấp điện đơi khi khơng ổn định và cĩ hiện tượng thiếu điện tạm thời trong mùa

Nước: với cơng suất cấp nước hiện tại đạt 2000m3/ngày trong khi khả năng tiêu thụ là 1816m3/ngày, bao gồm cả 550m3/ngày cấp cho sản xuất đá để phục vụ nghề cá thì khả năng cung cấp nước sạch cho du lịch rất khĩ khăn.

Cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí … cịn yếu và lạc hậu.Tuy hiện nay các cơ sở lưu trú,

ăn uống, vui chơi giải trí…đang được đầu tư mạnh mẽ nhưng đa số các dự án vẫn đang triển khai với tiến độ rất chậm. Các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí … hiện nay cịn thiếu, lạc hậu và hạn chế về quy mơ. Ngồi khách sạn Sài Gịn – Cơn Đảo đạt chuẩn 3 sao, các khách sạn cịn lại chưa được phân hạng, quy mơ nhỏ.

Tiếp thị và xúc tiến du lịch:

Xúc tiến, quảng bá du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để một sản phẩm thương mại

đến được với người tiêu dùng. Thế nhưng ngành du lịch Cơn Đảo vẫn chưa cĩ chiến lược tuyên truyền quảng bá du lịch rộng rãi. Việc tiếp thị và xúc tiến du lịch Cơn Đảo cịn ở mức độ rất thấp – chỉ dừng lại ở dạng tờ rơi nhưng nội dung rất đơn điệu; một số thơng tin rất vắn tắt về hệ thống nhà tù Cơn Đảo, vài cảnh quan thiên nhiên trên trang web http://www.skydoor.net; bariavungtautourism...mà khơng nêu

được nét rất riêng, rất hấp dẫn của Cơn Đảo. Nhiều người Việt Nam muốn đi du lịch Cơn Đảo, mặc dù họ lang thang trên các trang web nhưng vẫn khơng cĩ đủ thơng tin lơi cuốn họđến với Cơn Đảo (đĩ là khách nội địa cịn khách quốc tế thơng tin đến với họ cịn nghèo nàn hơn nữa). Nhìn chung, các hãng lữ hành, đại lý du lịch bán, tổ chức các tour du lịch và các dịch vụ khách sạn đến Cơn Đảo dựa trên các thơng tin thu thập được từ các nguồn khơng chính thức từ huyện hoặc tỉnh. Kiến thức về Cơn Đảo của các hãng lữ hành và đại lý du lịch rất ít, khơng đủ để quảng bá và bán hàng một cách tích cực cho du khách. Hầu hết các hãng lữ hành và đại lý du lịch đều chưa cĩ các ấn phẩm và tài liệu quảng bá về Cơn

Đảo. Thơng thường khách hàng đặt dịch vụ tại các hãng lữ hành hoặc đại lý du lịch sau khi họđã biết về Cơn Đảo. Rất ít các đồn khách lớn tới Cơn Đảo. Hầu hết khách du lịch cĩ xu hướng đặt dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách sạn trước khi họ tới Cơn Đảo. Vé máy bay và phịng khách sạn được đặt riêng lẻ và các hoạt

động du lịch thường được tổ chức sau khi khách đã tới Cơn Đảo hoặc khi khách yêu cầu.

Hoạt động và sản phẩm du lịch:

Thiếu sự gắn kết sản phẩm du lịch với du lịch cộng đồng. Đây chính là một trong những khĩ khăn mà hiện nay du lịch Cơn Đảo đang phải đối mặt, trong quá trình phát triển ngành du lịch.

Theo kinh nghiệm, để cĩ thể phát triển du lịch bền vững cần phải lồng sản phẩm du lịch mang tính cộng đồng địa phương vào các sản phẩm du lịch . Đặc biệt đối với Cơn Đảo, nơi mà đã từng là “nhân chứng” cho một giai đoạn lịch sử thăng trầm dân tộc, cịn lưu giữ những chứng tích quý giá của cuộc chiến chống giặc ngoại xâm Việt Nam.

Do đĩ để phát triển du lịch sinh thái kết hợp văn hĩa thì sự gắn kết này là cần thiết và khơng thể tách rời giữa những sản phẩm du lịch với nền văn hĩa cộng đồng tại đây. Bởi khi hiểu về cộng

cộng đồng để bù đắp và trang bị kiến thức cho lực lượng này, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của du khách; đồng thời tạo điều kiện để du khách hịa đồng với cuộc sống mộc mạc trên đảo.

Về cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch:

Trước đây đã cĩ một số lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch tại các khu du lịch này, nhưng hầu hết lao động trong các khu du lịch chưa được đào tạo chính quy về các nghiệp vụ khách sạn. Hiện nay khơng cĩ khu du lịch nào tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên và hầu hết nhân viên cĩ trình

độ tiếng Anh rất thấp. Do vậy chất lượng và dịch vụ của các khu du lịch và nhà hàng địa phương thường kém và khơng ổn định.

Nhìn chung nhân viên trong các dịch vụ du lịch khác như bảo tàng, nhà hàng, cửa hiệu bán đồ

lưu niệm tại chợ địa phương cũng cĩ trình độ thấp về du lịch và kinh nghiệm với khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế. Hướng dẫn viên du lịch tại Bảo tàng và hệ thống nhà tù cĩ đủ kỹ năng hướng dẫn khách tham quan Việt Nam nhưng thường khơng đủ trình độ tiếng Anh cần thiết để hướng dẫn khách quốc tế. Rõ ràng cần đào tạo ngoại ngữ và các khĩa nâng cao trình độ nhận thức về du lịch cho đội ngũ hướng dẫn viên và cộng đồng dân địa phương để họ hiểu rõ hơn về khách du lịch và ảnh hưởng của phát triển du lịch ở Cơn Đảo.

Phần lớn các quan chức cấp tỉnh và huyện chưa được đào tạo chính quy về quản lý du lịch. Các quan chức thiếu hiểu biết về chính sách và quy hoạch du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, tiếp thị du lịch chất lượng và tiêu chuẩn phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực cho du lịch, nghiên cứu và thống kê du lịch. Nhu cầu đào tạo quản lý du lịch cho các quan chức ở cả cấp tỉnh và cấp huyện trở nên cấp thiết.

Mơi trường:

Khơng cĩ hệ thống xử lý nước thải tập trung trên Cơn Đảo. Nước thải từ các nguồn thường

được thu về hệ thống thốt nước dọc theo đường lộ và đổ trực tiếp xuống biển mà khơng được xử lý. Các doanh nghiệp sản xuất địa phương khơng cĩ đủ nguồn lực để xây dựng các phương tiện xử lý nước thải của riêng họ.

Trong những năm gần đây tồn huyện Cơn Đảo thu gom 2400 tấn chất thải rắn hàng năm. Các nguồn thải chính là sinh hoạt gia đình và sản xuất cơng nghiệp. Mặc dù huyện cĩ thu gom rác nhưng việc xử lý vẫn được coi là 1 vấn đề mơi trường hầu hết các hộ gia đình đang sử dụng các hệ thống tự

hoại chất lượng thấp đối với phân người và các chất thải rắn. Đối với các hộ gia đình nơng thơn thì chất thải thường được tái sử dụng tại đồng ruộng. Hơn nữa khơng cĩ sự phân loại các chất thải độc hại và vì vậy đáng lo ngại về những ảnh hưởng của chúng tới những nguồn nước ngầm, sức khỏe cộng

đồng và các tài nguyên thiên nhiên của huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo (Trang 47 - 50)