tài chính khơng ổn định hoặc khả năng trả nợ thấp. Tuy nhiên hầu hết các dự án loại này, sau khi thẩm định lại khơng đủ điều kiện được bảo lãnh của Quỹ Hỗ trợ phát triển (theo như Điều 31 của Nghị định 43/1999/NĐ-CP)
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN. TRỢ PHÁT TRIỂN.
Trong hai năm đầu thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, nhìn chung kết quả đạt được khơng như mong đợi. Năm 2000, Quỹ được Chính phủ giao kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với tổng giá trị các hợp đồng là 100 tỷ đồng nhưng Quỹ chỉ thực hiện được 11503 triệu đồng, đạt 11,5%. Trong năm 2001, kế hoạch Chính phủ giao là 100 tỷ đồng, Quỹ đã thực hiện được 57314 triệu đồng, đạt 57,3% kế hoạch. Tình hình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp cụ thể như sau:
1. Tình hình đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Tình hình đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của các doanh nghiệp được tĩm tắt trong bảng sau:
Trong năm 2000, Quỹ Hỗ trợ phát triển đã nhận được đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của 47 Bộ, ngành, địa phương với số vốn là 139.621 triệu đồng và 1067245 USD. Trong đĩ:
+ Cĩ 32/59 tỉnh, thành phố đăng ký gồm 319 dự án, với số vốn là 79665,8 triệu đồng và 1600000 USD
+ Cĩ 15/26 Bộ, ngành, tổng cơng ty đăng ký gồm 92 dự án, với số vốn là 59955 triệu đồng và 1600000 USD
Trong năm 2001, số dự án đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư giảm xuống chỉ cịn 324 dự án với tổng mức vốn xin hỗ trợ là 231082,55 triệu đồng; trong đĩ cĩ 109 dự án của 18/30 bộ, ngành với số vốn là 57238 triệu đồng và 7123800USD, 215 dự án của 46/61 địa phương với mức vốn là 63769 triệu đồng và 214570 USD. Số dự án đăng ký kế hoạch giảm là do chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cịn nhiều hạn chế và số dự án được hỗ trợ trong năm 2000 quá ít đã làm nản lịng các nhà đầu tư.
2. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Mặc dù tổng số vốn đăng ký kế hoạch trong năm 2000 lên tới 163729 triệu đồng (cả các dự án vay vốn bằng ngoại tệ) nhưng Quỹ chỉ ký được hợp đồng với 49 dự án vay vốn bằng nội tệ với tổng số tiền hỗ trợ là 11503,055 triệu đồng; trong đĩ Trung ương cĩ 17 dự án với tổng mức hỗ trợ là 8657,615 triệu
Bảng 3: Tình hình đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Khu vực Năm 2000 Năm 2001 Số dự án Nội tệ (triệu đồng) Ngoại tệ (USD) Số dự án Nội tệ (triệu đồng) Ngoại tệ (USD) Kinh tế Trung Ương 92 59955 1600000 109 57238 712380 Kinh tế Địa 319 79665.8 7245 215 63769 214570
đồng, Địa phương cĩ 32 dự án với tổng mức hỗ trợ là 2845,44 triệu đồng. Quỹ khơng ký được hợp đồng hỗ trợ cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ do trong năm này chưa cĩ quy chế tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay vốn bằng ngoại tệ.
Trong năm 2001, mặc dù số dự án đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cĩ giảm nhưng số hợp đồng hỗ trợ lãi suất đã ký tăng đáng kể, Quỹ đã thẩm định và chấp nhuận hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 126 dự án với tổng mức vốn hỗ trợ là 57314 triệu đồng ( trong đĩ số hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho dự án vay vốn ngoại tệ trị giá 1347000USD, chiếm 35,2%), tăng 157% về số dự án và 387% về số vốn chấp thuận hỗ trợ so với năm 2000. Trong năm này Quỹ đã thực hiện hỗ trợ cho 112 dự án theo như hợp đồng đã ký với tổng số tiền hỗ trợ là 8.5 tỷ đồng, trong đĩ bao gồm cả 49 dự án chuyển tiếp từ năm 2000.
3. Tình hình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp xuất
khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, áp dụng mức thuế suất thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt 0% đối với hàng hố xuất khẩu, miễn và giảm thuế xuất khẩu cho phần lớn các mặt hàng xuất khẩu đồng thời đưa các dự án xuất khâủ vào danh mục đối tượng ưu đãi đầu tư để được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Về tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ đã cĩ quyết định 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 về việc ban hành quy chế tín dụng xuất khẩu, trong đĩ quy định Quỹ hỗ trợ phát triển cĩ trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các hình thức: Cho vay
đầu tư trung và dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và cho vay vốn ngắn hạn. Trong các hình thức hỗ trợ trên thì hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được các doanh nghiệp xuất khẩu ưa thích bởi họ cĩ thể chủ động vay vốn từ ngân hàng thương mại thuận tiện nhất, cĩ thể cung cấp các dịch vụ thanh tốn quốc tế đi kèm với xuất nhập khẩu ( hiện nay Quỹ hỗ trợ phát triển chưa thể cung cấp các dịch vụ này bởi Quỹ chưa được phép thanh tốn trực tiếp với các ngân hàng thương mại ) mà vẫn được hưởng ưu đãi về lãi suất.
Mặc dù mới triển khai thực hiện hỗ trợ xuất khẩu được 4 tháng nhưng kết quả thu được thật khả quan. Ngồi việc ký được hợp đồng cho vay đầu tư với hơn 100 dự án với tổng số vốn cho vay gần 300 tỷ đồng, Quỹ đã thẩm định và chấp thuận hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 84 hợp đồng xuất khẩu sang 15 nước với tổng số tiền hỗ trợ là 3260 triệu đồng. Cụ thể:
- Mặt hàng gạo: 7 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 760 triệu đồng - Mặt hàng cà phê: 15 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 360 triệu đồng -Mặt hàng thuỷ sản: 45 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 1380 triệu đồng - Mặt hàng rau quả hộp: 4 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 240 triệu đồng - Mặt hàng thịt lợn: 3 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 100 triệu đồng - Mặt hàng khác: 10 hợp đồng, tổng số tiền hỗ trợ là 440 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã phần nào tháo gỡ khĩ khăn, tạo điều kiện giúp một số doanh nghiệp đứng vững và duy trì thị trường truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và cà phê bởi vì trong hai năm qua các mặt hàng này bị sụt giá nhiều trên thị trường thế giới.