Hạch toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu 154 Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I. (Trang 59 - 63)

III- KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP KHOA HỌC SẢN XUẤT THIẾT BỊ THÔNG TIN I.

2.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung

26 ng y (s à ống lm vi àà ệc TB tháng)

2.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung trong phạm vi xí nghiệp cũng bao gồm các khoản mục : chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất phục vụ cho sản xuất; khấu hao máy móc thiết bị và các khoản chi phí khác. Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK 627 và được mở chi tiết theo từng sản phẩm (từng hoạt động).

TK 627.11. Chi phí sản xuất chung – tăng âm TK 627.12. Chi phí sản xuất chung - điện thoại

TK 627.13. Chi phí sản xuất chung – sản phẩm cơ khí TK 627.14. Chi phí sản xuất chung – sản phẩm SKD TK 627.18. Chi phí sản xuất chung – sản phẩm khác TK 627.21. Chi phí sản xuất chung – hoạt động lắp đặt.

TK 627.22. Chi phí sản xuất chung – hoạt động, bảo dưỡng, bảo trì. Trong đó ở từng sản phẩm (từng hoạt động) phần chi phí sản xuất chung được mở chi tiết theo các khoản mục :

Chi phí lương và bảo hiểm cho nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất chung.

Chi phí dụng cụ phục vụ sản xuất chung Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị. Chi phí khác.

2.3.1. Lương và bảo hiểm của nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất.

Như ở phần trên đã đề cập, mặc dù chi phí này ở phân xưởng sản xuất có phát sinh song không lớn nên kế hoạch của xí nghiệp đã hạch toán toàn bộ vào chi phí nhân công trực tiếp. Cách tính lương của bộ phận này (thuộc khối uản lý không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm) được áp dụng theo công thức :

L + TLmin (1 + Kđc) (HCB + HTN + HNN + HKK) HXN

2.3.2. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất

Phương pháp hạch toán vật liệu và dụng cụ phục vụ cho sản xuất chung cũng tương tự như nguyên vật liệu trực tiếp. Trong đó :

- Chi phí vật liệu ở các phân xưởng là những vật liệu không trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm như chi phí về vật liệu bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ… được tập hợp trên TK 672 (chi tiết cho từng đối tượng).

Chi phí dụng cụ là các công cụ dụng cụ dùng chung cho nhu cầu ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất (như kéo, thước đo, quần áo bảo hộ lao động …) Chúng được tập hợp trên TK 6273 (chi tiết cho từng đối tượng).

Hàng quí, căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung để ghi vào bảng tổng hợp ghi có TK 152, 153 và ghi nợ TK 627 (chi tiết) đồng thời ghi vào các sổ chi tiết TK 6272, TK 6273 cho từng đối tượng. Cuối quý căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc để vào số liệu cho sổ cái TK 627.

Căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc và các sổ chi tiết, kế toán định khoản như sau :

Đối với vật liệu phục vụ sản xuất :

Nợ TK 6272 : 3.189.120

Sản phẩm tăng âm 120 W 3.189.120

Có TK 152 3.189.120

Đối với công cụ sản xuất

Nợ TK 6273 657.320

Sản phẩm tăng âm 120W 10.000 Sản phẩm điện thoại 647.320

Có TK 153 657.320

2.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ

Các TSCĐ phát sinh được kế toán theo dõi và ghi chép trên “Sổ TSCĐ” và tại đơn vị nơi sử dụng TSCĐ phải theo dõi phần TSCĐ của phân xưởng mình trên “Sổ quản lý máy móc thiết bị dùng trong quản lý kinh doanh”.

Cuối mỗi quý, căn cứ vào sổ trên, kế toán TSCĐ của xí nghiệp lập bảng trích khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ tại xí nghiệp được tính theo phương pháp khấu hao đều, mức trích khấu hao đều được xác định theo công thức :

Hàng quí, dựa vào “sổ quản lý máy móc thiết bị dùng trong quản lý kinh doanh” do phân xưởng gửi lên, bộ phận kế toán xác định loại tài sản cố định phục vụ cho từng đối tượng sử dụng. Chẳng hạn như tài sản cố định phục vụ cho từng đối tượng sử dụng. Chẳng hạn như tài sản cố định là máy đột dập 63 tấn, máy tiện ren vít T616 v.v.. được sử dụng để sản xuất sản phẩm tăng âm hay máy fax, máy in kim Epson, máy vi tính … dùng trong công tác quản lý. Do đó việc mở “bảng trích khấu hao tài sản cố định” như trên để theo dõi từng nhóm tài sản đã gây khó khăn cho kế toán. Cuối quí, kế toán phải nhặt số khấu hao của từng loại tài sản cố định riêng lẻ để xác định tỏng mức khấu hao tài sản cố định phục vụ cho một đối tượng sử dụng. Căn cứ vào đây, kế toán lập “chứng từ ghi sổ” tại thời điểm cuối quí.

Do đặc điểm của sản xuất sản phẩm nên ở khâu sản xuất điện thoại thường chủ yếu là sử dụng lao động thủ công và công cụ dụng cụ vì vậy khấu hao cho bộ phận sản phẩm này là hầu như không có.

Căn cứ vào “chứng từ ghi sổ”, kế toán định khoản như sau : Nợ TK 627 (6274) 4.605.147 Sản phẩm tăng âm 120W 4.605.147 Có TK 214 4.605.147 Mức trích khấu hao bình quân h ng quí à của TSCĐ

Nguyên giá máy móc thiết bị Thời gian sử dụng (năm) x 4 =

2.3.4. Chi phí khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là toàn bộ những khoản chi phí phatsinh không thuộc những khoản chi phí ở trên phục vụ cho việc tổ chức quản lý sản xuất liên quan đến hoạt động sản xuất chung trong phạm vi các phân xưởng sản xuất.

Nhìn chung ở xí nghiệp, các khoản chi phí này đều phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sản phẩm (hoạt động) nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng đó như : chi phí về dịch vụ mua ngoài, trả tiền vận chuyển, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định …

Căn cứ vào các phiếu chi, các chứng từ nhận nợ, các hợp đồng mua bán dịch vụ … kế toán vào bảng tổng hợp chứng từ gốc và đồng thời vào cho các sổ chi tiết TK 627 (chi phí khác cho sản xuất).

Nợ TK 627 (6278) 4.548.300

Sản phẩm tăng âm 120W 1.848.300 Sản phẩm điện thoại 2.700.000

Có TK 111 (1111) 3.548.300

Có TK 141 (1411) 1.000.000

Một phần của tài liệu 154 Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I. (Trang 59 - 63)