ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHỆP CT – IN.

Một phần của tài liệu 154 Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I. (Trang 42 - 45)

THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI XÍ NGHỆP CT – IN.

1- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung.

Sơ đồ 3 : Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp CT – IN

Công tác tổ chức kế toán theo dõi từ phòng kế toán xuống kho và các phân xưởng.

* Tại phân xưởng có bố trí nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra, sắp xếp các chứng từ, tổ chức chấm công của công nhân sản xuất. Sau đó, gửi các chứng từ về phòng kế toán để tiến hành ghi chép.

Phòng T i chính kà ế toán trưởng Th qu Kế toán trưởn g Kế toán tng hp Kế toán vt tư, TSCĐ KT các khoản công nợ

* Tại các kho (nguyên vật liệu, thành phẩm) thủ kho có nhiệm vụ lập các phiếu nhập – xuất kho và ghi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho tập hợp các chứng từ gửi lên phòng kế toán. Cuối kỳ, tiến hành kiểm kê và lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho gửi lên phòng kế toán.

* Tại phòng kế toán nhận các chứng từ ban đầu theo sự phân công, các nhân viên kế toán thực hiện công tác kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, tiến hành ghi sổ liên quan. Từ đó là cơ sở để tổng hợp, hệ thống hoá số liệu cung cấp thông tin cho việc quản lý tại xí nghiệp. Có thể thấy được nhiệm vụ của từng người cụ thể như sau :

- Kế toán trưởng : là người chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán trong xí nghiệp, lập báo cáo kế toán – tài chính, cung cấp các thông tin kế toán – tài chính cho giám đốc, các phòng ban và đồng thời giúp lãnh đạo xí nghiệp phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp để đề ra được những quyết định đúng đắn.

- Kế toán vật tư, TSCĐ, có nhiệm vụ là theo dõi và quản lý vật liệu. TSCĐ, ghi chép, tổng hợp về tình hình biến động của vật tư, hàng hoá, TSCĐ, tình hình bảo quản, xuất nhập, tồn vật tư, hàng hoá, lập báo cáo kiểm kê vật liệu, hàng hoá, theo dõi, ghi chép, tính toán mức trích khấu hao TSCĐ trong kỳ.

- Kế toán các khoản công nợ : Theo dõi nguồn vốn kinh doanh, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản công nợ này.

- Kế toán tổng hợp : nhiệm vụ chính của kế toán tổng hợp là theo dõi một cách tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, sổ sách kế toán tổng hợp, trợ giúp cho kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính và thực hiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong kỳ.

- Kế toán thanh toán nội bộ : Có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép tình hình biến động của vốn bằng tiền, các khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, các khoản phải trả, phải thu giữa xí nghiệp với cán bộ công nhân viên và giữa xí nghiệp với các đơn vị khác trực thuộc Tổng công ty.

- Thủ quỹ : Theo dõi và quản lý số hiện có, tình hình thu, chi theo các hoá đơn chứng từ hợp lệ. Lập báo cáo thu chi hằng ngày và tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên.

2- Hình thức kế toán áp dụng tại xí nghiệp CT – IN

Để phù hợp với khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu quản lý và phù hợp với trang bị máy vi tính cho phòng kế toán nên hiện nay xí nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”, áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và đánh giá theo giá thực tế bình quân để phù hợp với điều kiện quản lý kinh tế trên máy vi tính.

Niên độ kế toán của xí nghiệp áp dụng từ 01/01/N đến ngày 31/12/N.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng. Nguyên tắc chuyển đổi những đồng tiền khác là qui đổi theo tỷ giá của ngân hàng ngoại thương công bố tại thời điểm phát sinh chuyển đổi.

* Trình tự kế toán :

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc nhận được đã kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, kế toán tiến hành phân loại lấy số liệu để ghi vào các sổ chi tiết. Đối với các chứng từthu – chi tiền mặt, hàng ngày được thủ quỹ ghi vào sổ quỹ. Với các nghiệp vụ phát sinh có chứng từ gốc (phiếu thu, chi; phiếu nhập, xuất …) kế toán tập hợp số liệu để ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc làm căn cứ để cuối quý ghi vào bangr

khoản liên quan. Đối với các nghiệp vụ phát sinh không có chứng từ gốc (như các nghiệp vụ kết chuyển, phân bổ chi phí …) đến cuối quý kế toán lập các chứng từ ghi sổ làm cơ sở để vào cho các sổ cái tài khoản liên quan.

Cuối quý, kế toán từ các sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu sốliệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái, lấy số liệu ở sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản. Số liệu ở bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết được kế toán lấy để lập các báo cáo kế toán – tài chính.

Một phần của tài liệu 154 Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I. (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w