Tổ chức công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu 193 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp Điện 4 – Nhà máy Cơ khí Mạ (Trang 70 - 73)

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 3 năm

2.3.2.Tổ chức công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

Nhà máy sản xuất sản phẩm theo hình thức khoán theo sản phẩm và đã có sự giám sát kỹ thuật của tổ trưởng hoặc nhân viên kỹ thuật ở từng giai đoạn của quy trình, công nghệ sản xuất. Sau khi sản phẩm hoàn thành thì tiếp tục được người quản lý phân xưởng kiểm định lần cuối mới tiến hành xuất kho. Nên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tương đối đồng đều.

Chi nhánh Công ty TNHH một thành viện xây lắp điện 4 – Nhà máy Cơ khí-Mạ áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp, vì không có sản phẩm dở nên toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp để tính giá thành sản phẩm.

* Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Giá thành và chi phí là hai loại chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất quyết định tới tính chính xác của giá thành sản phẩm. Chi phí biểu hiện hao phí còn giá thành biểu hiện kết quả sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Cả hai cùng giống nhau về bản chất "đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động, lao động vật hoá bỏ ra" nhưng khác nhau về mặt lượng.

Khi nói tới chi phí sản xuất là giới hạn chúng trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt loại sản phẩm nào đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm xây lắp lại gắn với khối lượng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy đầu kỳ có thể có một khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí dở dang đầu kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức: Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (hoặc không có sản phẩm dở dang) thì giá thành sản phẩm trùng với chi phí sản xuất ra sản phẩm.

Muốn tính đúng giá thành sản phẩm phải kết hợp chính xác, kịp thời chi phí sản xuất phát sinh theo đối tượng chịu chi phí cụ thể tạo cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm. Về mặt lượng nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành khối lượng sản phẩm hoàn thành.

Như vậy ta thấy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tuy khác nhau về mặt lượng nhưng lại có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.

Việc phân loại, tập hợp chi phí đúng đắn đầy đủ sẽ góp phần quản lý tốt vật tư, tài sản, nhân công... tránh được thất thoát vốn, làm hạ giá thành sản phẩm. Qua đó đem lại những lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh.

Căn cứ vào sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627, kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất (Biểu 2.11). Trên cơ sở đó, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành tháng 3/2008 cho cột bê tông li tâm 10B (Biểu 2.12)

Biểu 2.11. Bảng tổng hợp chi phí sản xuât

Nhà máy Cơ khí – Mạ

Một phần của tài liệu 193 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên xây lắp Điện 4 – Nhà máy Cơ khí Mạ (Trang 70 - 73)