Tại Công ty

Một phần của tài liệu 20 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long (Trang 42 - 43)

II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây.

3. Đặc điểm tổ chức quản lý tài chính và kế toán của Công ty cổ phần may Thăng Long

3.1.21. Tại Công ty

Như đã đề cập ở trên, toàn bộ công việc kế toán của Công ty đều tập trung ở phòng kế toán – tài vụ. Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cùng mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phong kế toán – tài vụ đươc biên chế 9 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:

- Đứng đầu là kế toán trưởng (1 người): la người tổ chức và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở doanh nghiệp. Đồng thời kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở doing nghiệp. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu ghi vào sổ tổng hợp và lập báo cáo kế toán. Kế toán trưởng phải chiu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty.

- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán (1 người): người này chịu trách nhiệm theo dõi tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền măt và tiên gửi ngân hàng, hang tháng lập bảng kê tổng hợp Séc và số chi tiết tiền mặt, đối chiếu sổ sách thủ quỹ với sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng.

- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (NVL & CCDC)(1 người): hoạch toán chi tiết NVL & CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song, theo dõi sát sao tình hình biến đọng của từng loại vật tư cuối tháng lập bảng kê Nhập - Xuất - Tồn chuyển cho bộ phận kế toán tính giá thành.

- Kế toán doanh thu nội địa và các khoản phải thu khách hàng trong nước (1 người): theo dõi các khoản doanh thu bán hàng trong nước, khoản phải thu các đại lý và giá vốn hàng bán của hàng gửi đại lý.

- Kế toán tài sản cố định (TSCĐ), Nguồn vốn và doanh thu xuất khẩu (1 người): Người này chịu chiu trách nhiệm phân loại TSCĐ hiện có của Công ty, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định, theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty.

- Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương kiêm tổng hợp các khoản chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng (1 người): có nhiệm vụ hoạch toán lao động,kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tính và lập các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH theo từng bộ phân và bảng phân bổ số 1.

- Kế toán thành phảm nội địa (1 người): theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn của từng mã hàng sản xuất để tiêu thụ trong nước.

- Kế toán thành phẩm xuất khẩu (1 người): theo dõi tình hình nhập xuất tồn từng loại thành phẩm dung để xuất khẩu, đông thời quản lý giá vốn hàng xuất khẩu.

- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành (1 người) hàng tháng nhân được báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, tỏng hợp phần chế biên bán thành phẩm, nhân số liệu từ các bộ phân kế toán khác đẻ tính giá thành cho tưng mã hàng.

- Thủ quỹ (1 người): chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi, cuối tháng đối chiếu với số quỹ của kế toán tiền mặt.

Hiện nay, Công ty đã trang bị máy tính cho các kế toán viên trong phòng kế toán tài vụ, đồng thời ứng dụng phần mềm kế toán EFFECT để hỗ trợ cho công tác kế toán.

Một phần của tài liệu 20 Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w