I. Tổng quan chung về Công ty cổ phần may Thăng Long 1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1. Ngành nghề kinh doanh:
Với truyền thống chuyên sản xuất khinh doanh các sản phẩm may mặc, sau khi được cổ phần hoá, Công ty cổ phần may Thăng Long đã đăng ký thêm một số ngành nghề mới. Theo đó các ngành nghề kinh doanh hiện nay của Công ty bao gồm:
- Sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang, các sản phẩm khác của ngành dệt may. Trong đó hoạt động chính vẩn là ở lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản: Quần áo sơ mi, áo Jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em…
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hang công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dung, trang thiết bị văn phòng, nông lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ.
- Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, kinh doanh khách sạn, nhà hang, vận tải, du lịch lữu hành trong nước.
- Kinh doanh các nghành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật.
Tuy nhiên, mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần trong 3 gần đây nên Công ty chủ yếu tập chung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hang may mặc bán cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.
Mô hình sản xuất của Công ty bao gồm nhiều xí nghiệp thành viên. Công ty hiện có 5 xí nghiệp may chính thức phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, gồm:
- 3 xí nghiệp may I, II, III ở Hà Nội.
- 1 xí nghiệp may ở Nam Hải đóng tại Nam Định. - 1 xí nghiệp may Hà Nam đóng tại Hà Nam.
Trong đó mỗi xí nghiệp này lại được chia thành 5 bộ phân có nhiệm vụ khác nhau gồm: Văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ là, kho Công ty. Ngoài các xí nghiệp may chính thì Công ty còn tổ chức bộ phân kinh doanh phụ như xí nghiệp phụ trợ gồm 1 phân xưởng thêu, 1 bộ phận xưởng mài đồng thời có nhiệm vụ cung cấp điện nước, sửa chữa máy móc thiết bị cho cả Công ty, 1 cửa hang thời trang chuyên nghiên cứu mẫu mốt, sản xuất những đơn đặt hang nhỏ, số lượng khoản 1000 sản phẩm. Ngoài ra còn có trung tâm thương mai và giới thiệu sản phẩm tại Tràng Tiền Plaza. Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.1.
2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản phẩm chủ yếu của Công ty là quy trình phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất. Nhưng dù mặt hàng nào, kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt, thời gian hoàn thành đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền khép kín gồm: 1 tổ cắt, 4 dây chuyền may, 1 tổ là với quy trình công nghệ như sau:
Nguyên vật liệu chính là vải, vải được nhận về từ kho nguyên vật liệu theo từng chũng loại mà phòng kỹ thuật chất lượng đã yêu cầu theo từng mặt hang. Vải được đưa vào nhà cất, tại nhà cắt vải được trải, đặt mẫu, cắt phá, cắt gọt, đánh số cà cắt thành thành phẩm, sau đó được nhập kho và được
chuyển cho bộ phận may trong xí nghiệp. Đối với những sản phẩm yêu cầu thêu hai in thì phải được thực hiên sau khi cắt rời mới đưa xuống tổ may
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty
Các tổ may tiến hành các công đoạn: may than, may tay, may cổ… rồi sau đó mới gép thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi chuyển sang tổ là. Nếu sản phẩm cần tẩy mài thì trước khi giao cho tổ là, thì sản phẩm được chuyển qua phân xưởng tẩy mài. Sản phẩm khi qua các khâu trên sẽ được hoàn chỉnh chuyển xuống bộ phận là. Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra lại sản phẩm về mặt chất lượng, quy cách, kích cỡ… trước khi đóng gói sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được tóm tắt theo sơ đồ 2.2. Xí nghiệp I Cửa hàng thời trang Phân xưởng mài Công ty Xí nghiệp II Xí nghiệp III XN may Nam Hải XN may Hà Nam Xí nghiệp phụ trợ Văn phòng xí nghiệp Tổ cắt Tổ may Phân xưởng thêu Tổ là Kho Công ty
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
(Nguồn: phòng kỹ thuật chất lượng)
2.4. Đặc điểm điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Thăng Long.
Tại Công ty cổ phần may Thăng Long bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Cho đến nay, về cơ bản việc thực hịên quản lý sản xuất kinh doanh được tiến hành theo hai cấp: cấp Công ty và cấp xí nghiệp.
* Cấp Công ty :
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của Công ty .
- Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý của Công ty, đứng đầu là chủ tịch HĐQT điều hành Công ty là Tổng giám đốc. HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của luật Doanh nghiệp và điều lệ của Công ty .
- Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, đứng đầu là trưởng ban kiểm soát.
- Ban giám đốc bao gồm: Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc - Các phòng ban chức năng, gồm:
Văn phòng Công ty: có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của Công ty.
NVL (Vải) Cắt Trải vải Đặt mẫu Cắt phá cắt gọt đánh số đồng bộ May May thân May tay ……….. Ghép thành thành phẩm Là Tẩy mài Vật liệu phụ Đóng gói kiểm tra Bao bì đóng kiện Nhập kho Thêu
Phòng kỹ thuật chất lượng: quản lý, phác thảo tạo mẫu các mặt hang theo đơn đặt hang của khách hang và nhu cầu của Công ty, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm.
Phong kinh doanh xuất nhập khẩu (KD – XNK): có trách nhiệm nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hang hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hang nước ngoài.
Phòng kinh doanh nội địa (KDNĐ): tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa, quảm lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho Công ty và theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các đại lý.
Phòng kế toán tài vụ: nhiệm vụ của phòng Kế toán – Tài vụ là tập hợp số liệu và xử lý số liệu đó một cách đầy đủ và trung thực theo các chế độ kế toán đã ban hành. Không những thế phòng Kế toán – Tài vụ còn có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc để đưa ra các biện pháp, chiến lược phù hợp với đường lối phát triển của Công ty .
Phòng kế hoạch sản xuất: tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển cấp phát nguyên liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất. Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Xí nghiệp dịch vụ đời sống: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên: quản lý lớp mẫu giáo, trông xe, nhà ăn…
Ngoài ra còn có Cửa hàng thời trang, Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm có chức năng trưng bày, giới thiệu và bán các loại sản phẩm của Công ty, đồng thời tiếp cận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ người tiêu dung.
* Cấp xí nghiệp:
- Trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc Xí nghiệp gồm Giám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc Xí nghiệp. Giúp việc cho giám đốc xí nghiệp có các nhân viên thống kê xí nghiệp cà nhân viên thống kê phân xưởng. Ngoài ra còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát thống kê…
- Dưới các trung tâm và cửa hàng thời trang có cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.3.