THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ GHI SỔ THEO CÁC HÌNH THỨC GHI SỔ
Để tập hợp thông tin của tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng hệ thống các chứng từ và sổ sách kế toán. Hiện nay Việt Nam có 4 hình thức ghi sổ sau: Hình thức Nhật ký chứng từ, hình thức Nhật ký chung, hình thức Nhật ký sổ cái và hình thức Chứng từ ghi sổ. Việc lựa chọn hình thức ghi sổ nào phụ thuộc vào quy mô, tính chất và đặc điểm hoạt động kinh doanh, trình độ quẩn lý, năng lực của kế toán viên và mức độ trang bị phương tiện trong từng đơn vị. Tương ứng với mỗi hình thức ghi sổ, phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ được tổ chức ghi chép khác nhau.
1. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên Nhật ký chung và Nhật ký bán hàng. Sau đố số liệu từ các sổ Nhật ký được ghi vào Sổ cái của từng tài khoản.
TK 641, 642 TK 632
Kết chuyển giá vốn hàng bán
TK 142
Kết chuyển doanh thu thuần
TK 911 – Xác định kết quả
TK 511, 512
TK 421 Kết chuyển chi phí bán hàng vá
chi phí quản lý doanh nghiệp
Chờ kết chuyển Kết chuyển chi phí kỳ trước
Kết chuyển lỗ
Nếu đơn vị mở sổ kế toán chi tiết thì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng được ghi chép hàng ngày vào các sổ kế toán chi tiết liên quan, đây là căn cứ để lập Báo cáo tổng hợp chi tiết vào cuối kỳ.
Cuối kỳ, kế toán cộng số liệu trên các Sổ cái và chuyển vào Bảng cân đối số phát sinh. Số liệu trên các Sổ cái và các Bảng tổng hợp chi tiết sau khi đã đối chiếu kiểm tra được dùng để lập Báo cáo tài chính.
2. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký sổ cái
Hàng ngày các chứng từ gốc được ghi đồng thời vào các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan và ghi vào Nhật ký sổ cái.
Cuối kỳ, số liệu trên Nhật ký sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với nhau và được dùng để lập Báo cáo tài chính.
3. Trinh tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ theo những tiêu thức nhất định. Các chứng từ ghi sổ này lại được ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi Sổ cái mở riêng cho mỗi tài khoản. Việc ghi chép vào hệ thống sổ chi tiết cũng tương tự như các hình thức ghi sổ khác.
Cuối kỳ, căn cứ vào các Sổ cái kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh. Cuối cùng kế toán lập các Báo cáo tài chính dựa vào Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết được sau khi các số liệu này đã được đối chiếu kiểm tra kỹ càng.
4. Trinh tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
Theo hình thức này, hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi vào các Bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan. Đối với một số Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì cuối kỳ chuyển số liệu tổng cộng của các bảng kê và sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Một số chứng từ được sử dụng để lập các bảng phân bổ, cuối kỳ số liệu trên các bảng này đựơc chuyển sang các Bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ thẻ chi tiết liên quan. Cuối kỳ, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán này để từ đó làm căn cứ lập các Bảng tổng hợp chi tiết.
Số liệu trên Nhật ký chứng từ sau khi được hoàn chỉnh sẽ được đối chiếu với số liệu trên các sổ chi tiết hoặc các Bảng tông hợp chi tiết trước khi được dùng để làm căn cứ ghi trực tiếp vào Sổ cái. Sau đó, căn cứ vào dòng tổng cộng trên các Sổ cái và số liệu chi tiết trên Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tiến hành lập Báo cáo tài chính.
Riêng đối với công tác tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ được thể hiện qua sơ đồ:
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Bảng kê số 8 Bảng kê số 9 Bảng kê số 10 Bảng kê số 5, 6 Sổ chi tiết BH Sổ chi tiết KH Sổ tổng hợp BH Bảng kê số 11 Sổ cái
Báo cáo tài chính
Gía vốn Chứng từ kế toán Doanh thu
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY THĂNG LONG