Phân tích tình hình thanh toán của Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu 134 Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty mía đường (Trang 49 - 52)

Kết quả nghiên cứu

4.1.2. Phân tích tình hình thanh toán của Tổng Công ty.

Phân tích tình hình thanh toán của Tổng Công ty xét về mặt lượng nó thể hiện sự đi vào và đi ra của các đồng tiền mang một khối lượng về giá trị nhất định và nhịp độ thanh toán của Tổng Công ty thể hiện sự năng động sự cập nhật của công việc kinh doanh. Nên trong một khoảng thời gian nhất định, một Công ty có khối lượng thanh toán lớn thì đồng nghĩa với việc trong thời gian đó Công ty có rất nhiều nợ phải thu và rất nhiều nợ phải trả trong nhiều nghiệp vụ thanh toán lẫn nhau tình hình thanh toán (lớn) và cập nhật thể hiện sự năng động của đồng tiền sự chuyển nhanh của đồng vốn và thường kéo theo hiệu quả kinh doanh trong mỗi nghiệp vụ thanh toán. Giá trị của sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi thông qua trao đổi và điều kiện trao đổi hàng hoá dịch vụ đó là thanh toán vì thế tình hình thanh toán phần nào nói nên được thực lực của Tổng Công ty. Tình hình thanh toán của Tổng Công ty Mía Đường I được giới thiệu tại biểu 11.

Nhìn vào biểu 11 ta thấy được quy mô về tình hình thanh toán của Tổng Công ty có các khoản phải thu năm 1998 là 126802,03 triệu đồng năm

1999 là 140970,99 triệu đồng, năm 2000 là 168863,72 triệu đồng trong đó khoản trả trước cho người bán chiếm đại đa số điều này cũng dễ hiểu vì Tổng Công ty Mía Đường I chủ yếu là sản xuất đường, mà muốn sản xuất được liên tục thì phải có đủ nguyên vật liệu do đó mà Tổng Công ty phải đầu tư vốn để đưa vốn cho bà con vùng nguyên liệu vay ( hay là Tổng Công ty ứng tiền trước) để bà con có tiền để đầu tư phân bón cho nguyên liệu mía, điều này thể hiện sự chú trọng của Tổng Công ty đến việc sản xuất sản phẩm và thu mua nguyên liệu.

Phần các khoản phải thu cho ta biết sự biến động về quy mô của các khoản phải thu. Trong phần phân tích tài sản ta thấy rằng giá trị tài sản lưu động tăng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng. Cùng với sự tăng của quy mô tài sản, các khoản phải thu đã tăng 11,17% năm 1998 và cụ thể là tăng 14168,95 triệu đồng, năm 1999tăng 27892,73 triệu đồng tương ứng với nó là 19,78% và năm 2000 tăng 42061,69 triệu đồng tương đương là 33,17%. Khoản phải trả tăng nhanh như vậy chủ yếu là do tăng khoản trả trước cho người bán tăng lên, điều này làm cho vốn của Tổng Công ty bị chiếm dụng nhiều, đó là khoản tiền không sinh lời và không có quyền sử dụng ở hiện tại.

Trong các khoản phải thu thì bộ phận phải thu từ khách hàng giảm nhiều, trong năm 1998 với quy mô là 21931,56 triệu đồng đã giảm 11,80% năm 1999 và năm 2000 đã giảm 15,17% so với trong năm 1999 và năm 2000 giảm so với năm 1998 là 25,18% điều này cho thấy Tổng Công ty đã có cố gắng trong việc thu hồi các khoản nợ từ khách hàng, giảm được số vốn bị các đối tượng khác chiếm dụng. Thay vì giảm “ phải thu từ khách hàng đã làm tăng” trả trước cho người bán, nhưng chỉ có năm 1999 tăng hơn so với năm1998 là 19137,49 triệu đồng tương ứng là 20,14% và năm 2000 so với năm 1998 là 930,91triệu đồng tương ứng là 0,97% còn năm 2000 so với năm 1999 giảm là 182065,58 triệu đồng tương ứng giảm 15,05%. Bên cạnh đó các khoản phải thu tạm ứng cũng giảm xuống, phải thu nội bộ thì năm 2000 có tăng hơn so với năm 1999 cụ thể là tăng 23,58 triệu đồng tương ứng tăng 98,66% và khoản phải thu khác cũng tăng lên.

Ngược với các khoản phải thu là các khoản phải trả của Tổng Công ty, các khoản mà Tổng Công ty phải thanh toán trong thời gian tới hoặc một vài kỳ tới, qua biểu 11 ta thấy quy mô của các khoản phải trả. Năm1998 các khoản phải trả là 382859,47 triệu đồng, năm 1999 là 789926,28 triệu đồng và

năm 2000 là 1045845,32 triệu đồng. Trong đó các khoản nợ dài hạn chiếm phần nhiều, riêng chỉ có năm 1998 là nợ dài hạn chiếm ít hơn khoản nợ ngắn hạn. Quy mô các khoản mục trong các khoản phải trả đã có nhiều biến động trong 3 năm hoạt động. Biến động qua các năm có cùng xu hướng đó là xu hướng tăng, và tăng nhanh hơn các khoản phải thu kể cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là 407066,81 triệu đồng tương đối là 106,32%, năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 32,39% số tương đối, số tuyệt đối là 255919,04 triệu đồng và năm 2000 tăng so với năm 1998 là 662985,85 triệu đồng tương đối là 173,17%. Trong đó chủ yếu là do nợ dài hạn tăng nhanh. Năm 1999 tăng so với năm 1998 là264738,80 triệu đồng, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 153094,043 triệu đồng. Trong khoản nợ ngắn hạn thì chủ yếu là khoản vay ngắn hạn chiếm đa số, và nó cũng có xu hướng tăng lên, và ngược lại thì khoản người mua trả trước lại có xu hướng giảm mạnh, cụ thể là năm 1999 giảm so với năm 1998 là 95,14%, năm 2000 so với năm 1999 là 57,05% và năm 2000 so với năm 1998 là giảm 94,74%.

Qua việc phân tích tăng giảm quy mô của các khoản nợ phải trả ta thấy chiều hướng tăng của quy mô cũng như hầu hết các khoản mục trong đó, điều này sẽ bất lợi cho Tổng Công ty đang nợ chồng chất và không có khả năng trả nợ,nhưng lại có lợi cho Tông Công ty đang có khả năng thanh toán dồi dào, đang cần vốn kinh doanh và lợi nhuận tạo ra đủ để bù đắp chi phí vốn.

Bên cạnh đó để theo dõi sự biến động các khoản phải thu có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Tổng Công ty như thế nào ta cần phải so sánh cho tổng số tiền phải thu so với tổng số tiền phải trả hoặc tổng số tiền phải thu so với tổng tài khoản lưu động.

Tổng số phải thu

Tổng số tiền phải thu so với tổng TSLĐ = x 100 Tổng TSLĐ

∑số tiền phải thu so với tổngTSLĐ (1998) = 100 46,45% 72 , 272992 03 , 126802 = x

Tổng số tiền phải thu so với tổngTSLĐ(1999) = 100 37,14% 38 , 379481 99 , 140970 = x

Tổng số tiền phải thu so với tổngTSLĐ 2000 = 100 42,97% 76 , 392937 72 , 168863 = x

Tổng số tiền phải thu ∑Số tiền phải thu so với ∑ số tiền phải trả = x100

Số tiền phải trả

∑Số tiền phải thu so tổng số tiền phải trả(98) = 100 33,12% 47 , 382859 03 , 126802 x =

∑Số tiền phải thu so tổng số tiền phải trả(1999) = 100 17,85 28 , 789926 99 , 140970 x =

∑Số tiền phải thu so ∑số tiền phải trả(2000) = 100 16,15% 32 , 1045845 72 , 168863 = x

Qua số liệu tính toán ta thấy nếu so sánh tổng số tiền phải thu với tổng tài sản lưu động thì năm 1999 tỷ lệ này giảm so với năm 1998 là 9,31% và năm 2000 so với năm 1999 lại tăng lên là 5,83%, điều này cho thấy là tình hình tài chính hiện nay của Tổng Công ty không được tốt, tỷ lệ này của năm 2000 đã tăng lên, cho thấy các khoản phải thu của năm sau vẫn còn nhiều. còn nếu so sánh số tiền phải thu với số tiền phải trả thì ở năm 1999 tỷ lệ này đã giảm so với năm 1998 là 15,27% và năm 2000 giảm so với năm 1999 là 1,7% điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Tổng Công ty có chiều hướng tốt.

Để thấy rõ tình hình tài chính ta cần phải đi sâu phân tích khả năng thanh toán của Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu 134 Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty mía đường (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w