Kết quả nghiên cứu
4.1.1.4.2. Phân tích nguồn vốn cố định của Tổng Công ty.
Nguồn vốn cố định được huy động chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và thêm vào đó là nguồn vốn vay dài hạn của Tổng Công ty. Dựa vào bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính ta có biểu 10.
Qua số liệu ở biểu 10 cho thấy trong cả 3 năm nguồn vốn cố định của Tổng Công ty đều không đủ để mua sắm tài sản cố định do đó Tổng Công ty phải sử dụng thêm nguồn vốn vay. Bên cạnh đó thì nguồn vốn cố định của Tổng Công ty năm 1998 là 135304,73 triệu đồng và năm 1999 là 145724,22 triệu đồng cho thấy vốn cố định năm 1999 đã tăng hơn năm 1998 là 10419,49 triệu đồng tương ứng là 7,7% nhưng sang năm 2000 thì vốn cố định chỉ còn143760,19 triệu đồng tức là giảm đi so với năm 1999 là 1964,0 triệu đồng tương ứng là giảm đi 1,35%, sự giảm này là do giảm nguồn ngân sách cấp, năm 2000 giảm so năm1999 là 7144,32 triệu đồng tương đương là giảm 8,09%. Nguồn vốn cố định của năm 2000 so năm 1999 thì giảm, còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Tổng Công ty lại tăng rất nhanh điều này cho
thấy Tổng Công ty đã vay rất nhiều vốn để trang trải. Giá trị của nguồn vốn vay sẽ bằng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn trừ đi nguồn vốn cố định:
Năm 1998 Tổng Công ty đã vay là:
246855,28 -135304,73 = 111550,54 triệu đồng. Năm 1999 vay vốn là:
559435,69 - 145724,22 = 413711,46 triệu đồng. Năm 2000 vay vốn là :
778309,60 -143760,19 = 634549,41 triệu đồng.
Như vậy ta thấy tài sản cố định của Tổng Công ty chủ yếu là được mua sắm do nguồn vốn đi vay, nguồn vốn vay cũng tăng lên tỷ lệ thuận với tài sản cố địnhvà đầu tư dài hạn của Tổng Công ty.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy rằng giá trị tài sản cố định và đàutư dài hạn của Tổng Công ty tăng lên nhanh, điều đó cho thấy là Tổng Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường mua sắm đổi mới trang thiết bị, nhưng sự tăng lên kéo theo các khoản nợ tăng vì vậy đòi hỏi Tổng Công ty phải có biện pháp thích hợp để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.