Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu 134 Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty mía đường (Trang 37 - 39)

Kết quả nghiên cứu

4.1.1.1.Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.

toán.

Mối quan hệ này thực chất phản ánh quan hệ giữa vấn đề sử dụng và huy động vốn, qua đó thấy được sự cân đối giữa vốn và nguồn vốn của Tổng Công ty theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản hiện có ( bao gồm tài sản lưu động trong hoạch toán kinh doanh và tài sản cố định) phải được trang trải bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty.

Nguồn vốn CSH = A tài sản [I+II+III+IV +V( 2.3)+VI ] + A tài sản ( I+II+III) Theo số liệu trong bảng cân đối kế toán ta có bảng cân đối sau:

Biểu 4: Tài sản LĐ và TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty chỉ tiêu Thời điểm nguồn vốn chủ sở hữu TSLĐ và TSCĐ

trong kinh doanh Chênh lệch

Năm 1998 129.642,93 517.215,15 -387.572,21

Năm1999 144.148,32 933.858,34 -78.910,02

Năm2000 111.559,05 1.168.487,79 -1.056.928,74

Nguồn: phòng tài chính kế toán

Qua bảng số liệu trên ta thấy cả 3 năm qua nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải cho nhu cầu về tài sản lưu động và tài sản cố định trong hoạt động kinh doanh còn quá ít. Cụ thể là năm 98 còn thiếu 387.572,21 triệu đồng để trang trải, năm 1999 là 789.710,02 triệu đồng và năm 2000 là 105.6928,74 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty ngày càng thiếu nhiều đây là một biểu hiện xấu chứng tỏ là Tổng Công ty trong mấy năm vừa qua làm ăn không có hiệu quả. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đựơc liên tục thì Tổng Công ty phải huy động thêm vốn từ bên ngoài .Vì vậy Tổng Công ty đã phải đi vay vốn từ ngân hàng và bên ngoài để bù đắp phần thiếu hụt trên. Thường thì các doanh nghiệp trang trải nhu cầu về vốn của mình chủ yếu là vốn vay vì vậy ta có

Nguồn vốn CSH +Vay ngắn hạn và dài hạn = TSLĐ +TSCĐ. Từ đó ta có biểu sau :

Biểu 5: Tình hình huy động vốn từ các nguồn khác của Tổng Công ty qua 3 năm

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu VCSH +V vay các TSLĐ và TSCĐ

Thời điểm đối tượng khác trong kinh doanh

Năm 1998 374.535,13 517.215,15 -142.680,01

Năm 1999 784.237,85 933.858,34 -185.620,45

Năm 2000 903.174,92 1.168.487,79 - 265.312,87

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )

Qua biểu 5 ta thấy Tổng Công ty đã huy động vốn từ vốn chủ sở hữu và vốn vay mà vẫn chưa đủ trang trải; Tổng Công ty còn phải huy động từ các nguồn khác. Cụ thể là năm 98 Tổng Công ty chiếm dụng vốn là 142.680,01 triệu đồng, năm 1999 là 185.620,45 triệu đồng và năm 2000 là 265.312,87 triệu đồng. Như vậy cả 3 năm Tổng Công ty đều đi chiêm dụng vốn, phần chiếm dụng này chủ yếu là số tiền phải trả cho người bán và người mua trả trước. Đây là một cách thức mà Tổng Công ty áp dụng về “ phương thức thanh toán” Mặt khác trong nền kinh tế thị trường thì việc cung ứng tiền của khách hàng và mua chịu của nhà cung cấp là bình thường, nên đây là khoản chiếm dụng hoàn toàn hợp pháp. Nhưng do số vốn đi chiếm dụng quá nhiều trong khi đó thì nguồn vốn chủ sở hữu lại ít nên việc sử dụng vốn sẽ không được chủ động và dẫn đên tình trạng thô lỗ kéo dài.

Qua phân tích đánh giá sơ bộ nhìn chung doanh nghiệp có khó khăn về nguồn vốn, nhưng đơn vị đã tận dụng các nguồn vốn khác để mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư chiều sâu. Do Tổng Công ty mới xây dựng thêm một nhà máy đường Nông Cống và năm 1999-2000 mới đi vào hoạt động mà nguồn vốn chủ yếu là đi vay do đó nguồn vốn chủ sở hữu vẫn còn ít.

Tuy nhiên để đánh giá về sự đầu tư và phân bổ các nguồn vốn của đơn vị, chúng ta cần phân tích và nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn.

Một phần của tài liệu 134 Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty mía đường (Trang 37 - 39)