Kết quả nghiên cứu
4.1.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản của Tổng Công ty.
Để xem xét tình hình biến động và cơ cấu tài sản có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của Tổng Công ty ta lập biểu sau:
Khi xem xét tình hình phân phối tài sản và sự biến động của tài sản tốt hay xấu, thì có một chỉ tiêu khiến các nhà quản lý và đầu tư rất quan tâm đó là tỷ suất đầu tư. Chỉ tiêu đó được tính như sau:
Tỷ suất đầu tư = x 100 Tổng tài sản
Theo số liệu ở bảng cân đối kế toán ta có.
Tỷ suất đầu tư (năm 1998) = 100 47,49% 02 , 519848 28 , 246855 = x
Tỷ suất đầu tư (năm 1999) = 100 59,58% 08 , 938917 69 , 559435 x =
Tỷ suất đầu tư (năm 2000) = 100 64,45% 36 , 1177247 60 , 778309 = x
Như vậy tỷ suất đầu tư của Tổng Công ty tăng qua 3 năm. Điều đó cho thấy Tổng Công ty đã tăng cường thêm cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho quá trình sản suất kinh doanh. Từ đó thể hiện được năng lực sản suất kinh doanh và xu hướng phát triển lâu dài của Tổng công ty trong tương lai.
Qua biểu 6 ta thấy được toàn bộ tình hình tài sản của Tổng Công ty, về quy mô của tài sản cũng như từng loại tài sản kết cấu trong đó. Tổng Công ty có tổng giá trị tài sản năm 1998 là 519848,00 triệu đồng Năm 1999 là 938917,08 triệu đồng, năm 2000 là 1171247,36 triệu đồng từ đó ta thấy được tổng tài sản của Tổng Công ty là đang tăng dần lên qua các năm cụ thể là năm 1999 tăng so với năm 1998 là 80,61% và năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 24,74%. Sự tăng tài sản đó là do Tổng Công ty đã đầu tư thêm nhiều dây chuyền sản xuất, và mở rộng quy mô sản xuất, và xây dựng thêm một nhà máy đường Nông Cống. Trong cả 3 năm thì chỉ có năm 1998 là có đầu tư tài chính ngắn hạn, bên cạnh đó thì hai năm 1999 và 2000 trong bảng kết quả sản xuất vẫn có chi phí và kết quả từ họat động tài chính. Điều này đựơc giải thích rằng Tổng Công ty đã đầu tư ngắn hạn là cho vay một số tháng, quý trong năm nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính là âm 714,97 triệu đồng và năm 1998 và âm 411,32 triệu đồng là của năm 1999 nhưng vào năm 2000 thì lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 3876,45 triệu đồng,vì Tổng Công ty còn có khoản đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là góp vốn liên doanh nhưng Công ty liên doanh làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó thì Tổng Công ty phải vay vốn của nước ngoài nhiều, mà chủ yếu là bằng USD trong khi đó thì tỷ giá hối đoái ngày càng tăng làm cho các khoản chênh lệch tỷ giá ngày càng nhiều do đó làm giảm đáng kể đến lợi nhuận của Tổng Công ty.
Trong phần tỷ trọng ta thấy rằng qua tổng quy mô về giá trị tài sản vừa được trình bày ở trên thì tài sản lưu động và tài sản cố định gần như tương đương nhau. Nhưng qua 3 năm thì TSLĐ của Tổng Công ty đã giảm đáng kể cụ thể là năm 1998 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 52,51%, năm 1999 chiếm tỷ trọng là 40,42% và năm 2000 là chiếm 33,55%. Trong biểu 6 ta thấy rằng cơ cấu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Tổng Công ty đã giảm và giảm mạnh. Bên cạnh đó giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn qua 3 năm có xu hướng tăng lên cụ thể là năm1999 tăng so với năm 1998 là 39,00% và năm 2000 so với năm 1999 là 3,55 %. Điều này cho thấy là tổng tài sản tăng nhanh qua các năm nhưng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng không đáng kể nên nó chiếm tỷ trọng ít dần đi, chứng tỏ rằng Tổng Công ty chú trọng vào việc mua sắm cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị máy móc để mở rộng quy mô sản suất. Cũng từ số liệu chi tiết ta nhận thấy rằng vốn bằng tiền của Tổng Công ty trong năm 1999 so với năm 1998 tăng là 44,58% và năm 2000 so với năm 1999 là giảm 13,55%. Điều này cho thấy vào năm 2000 thì Tổng Công ty đã quay vòng tiền vốn của mình nhiều hơn làm cho lượng tiền ở trong quỹ là còn ít đây là một biểu hiện tốt mà Tổng Công ty cần phát huy.
Trong bộ phận tài sản lưu động của Tổng Công ty thì các khoản phải thu chiếm đại đa số, giá trị các khoản phải thu năm 1998 là 45,43% năm 1999 là 36,75% năm 2000 là 43,03% mặc dù là về phần cơ cấu thì các khoản phải thu của Tổng Công ty có giảm nhưng về giá trị thì các khoản phải thu của Tổng Công ty vẫn tăng qua các năm, đây là một điều đáng lo ngại, tuy nhiên điều này thể hiện chính sách tín dụng khách hàng của Tổng Công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng đơn vị cần xây dựng quy chế chặt chẽ hơn và hạn chế bị chiếm dụng vốn trong lưu thông. Bên cạnh đó cũng cần lập các khoản dự phòng thích hợp cho các đối tượng nợ quá hạn và nợ khó đòi.Tài sản lưu động tăng do hàng tồn kho tăng năm 1999 tăng so với năm 1998 là 76, 98% cụ thể là tăng 50229,71 triệu đồng qua đây cho thấy lượng hàng ứ đọng nhiều ở trong kho, không tiêu thụ được làm cho lượng vốn bị nằm lại ở trong kho,và vòng quay của vốn bị kéo dài. Sự ứ đọng này một phần là do số đường nhập vào việt nam nhiều, mà giá lại rẻ do đó đường của ta không thể cạnh tranh được, trong khi đó chi phí cho một kg đường của ta cao hơn so với giá đường nhập lậu bán trên thị trường, vì vậy khối lượng đường của ta không thể tiêu
thụ được. Nhưng đến năm 2000 thì khối lượng hàng tồn kho đã giảm so với năm 1999 là 5,76% cụ thể là giảm 6648,14 triệu đồng. Điều này cho thấy Tổng Công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, khả năng sản xuất hàng hoá ít nhập vào, đây là một biểu hiện tốt mà doanh nghiệp cần phát huy. Tuy nhiên đơn vị cũng cần chú ý đến mức dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Xét vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn của năm 1999 tăng so với năm 1998 là 126,62% cụ thể tăng là 312850,41 triệu đồng và năm 2000 tăng so với năm 1999 là 39,12%. Sự tăng lên của tài sản cố định và đầu tư dài hạn của năm 1999 là chủ yếu chi phí xây dựng cơ bản cụ thể là tăng 280452,74 triệu đồng tương ứng là 219,99%, điều này được giải thích là Tổng Công ty đang tiến hành dự án xây dựng nhà máy đường Nông Cống ở Thanh Hoá. Còn năm 2000 so với năm 1999 tài sản cố định và đàu tư dài hạn tăng lên là do tăng tài sản cố định cụ thể là tăng 476604,56 triệu đồng tương ứng là 218,12%. Sự tăng này là do Tổng Công ty đầu tư trang thiết bị và dây chuyền sản xuất cho nhà máy đường Nông Cống và một số nhà máy khác.
Biểu đồ 1: Tình hình phân bổ tài sản của Tổng Công ty
0 10 20 30 40 50 60 70 Tû t rä ng t µi s ¶n TSL§ TSC§ N¨m 1998 N¨m 1999 N¨m 2000
Vậy từ phân tích trên đây ta có thể kết luận rằng cơ cấu tài sản của Tổng Công ty là tương đối hợp lý, song điều này chưa thể kết luận được là tình hình tài chính của Tổng Công ty là tốt. Vì một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt không chỉ biểu hiện ở kết cấu tài sản hợp lý, mà còn phải có một lượng vốn để hình thành nên tài sản cố định đó hợp pháp và có kết cấu thích hợp.
Việc phân tích kết cấu nguồn vốn sẽ cho biết khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Tổng Công ty cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà Tổng Công ty phải đương đầu.Vì vậy, ta phải tiếp tục tiến hành phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của Tổng Công ty.