THỊ 2.1: DIỄN BIẾN CHỈ SỐ VN-INDEX TỪN ĂM 2000 ĐẾN

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam doc (Trang 47 - 49)

Từ khi bắt đầu họat động cho đến năm 2005, thị trường luôn trong trạng thái tẻ nhạt, ngoại trừ cơn sốt vào năm 2001 thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ xoay quanh mức 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là do thị trường có quá ít hàng hóa, các doanh nghiệp niêm yết nhỏ, không nổi tiếng cũng như không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2007, giai đoạn này được mệnh danh là “giai đoạn bùng nổ chứng khóan” trên thị trường Việt Nam với nhiều diễn biến mà thậm chí các chuyên gia lâu năm cũng không thể dự đoán và giải thích được. VN-

Index chỉ khoảng 300 điểm vào đầu năm 2006 đã tăng vùn vụt lên đến gần gấp 4 lần vào ngày 12/3/2007 khi đạt 1,170 điểm. Ngay sau đó thị trường bắt đầu đảo chiều khi công chúng đầu tư nhận được nhiều lời cảnh báo rằng “TTCK Việt Nam đã phát triển quá nóng”.

Từ đầu năm 2008 đến đầu năm 2009, thị trường tụt dốc không phanh. Tâm lý nhiều nhà đầu tư rơi vào khủng hoảng và chán nản. TTCK sụt giảm nhanh chóng, thậm chí giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ còn thấp hơn giá trị thực rất nhiều, kết quả VN-Index dừng lại ởđáy sâu 235 điểm vào tháng 02/2009.

Từ những tháng cuối năm 2009 đến cuối năm 2010, thị trường có những phiên tăng điểm ngoạn mục bên cạnh những phiên giảm điểm liên tiếp. Cụ thể trong vòng bảy tháng từ tháng 3 đến 10/2009 thị trường đã tăng từ 235 điểm ngày 24/02/2009 lên 624 điểm ngày 22/10/2009. Tuy nhiên sau đó thị trường lại kéo dài những phiên liên tiếp giảm điểm, đạt mức 420 điểm vào ngày 25/8/2010 và bất ngờ tăng mạnh ở những phiên tiếp theo, đạt mức 455.08 điểm vào ngày 31/8/2010. Sau đó thị trường lại tiếp tục những phiên tăng giảm điểm, trong đó có những phiên giảm liên tiếp với biên độ mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2010, chỉ số VN-Index đạt 481.4 điểm.

BẢNG 2.2. QUY MÔ GIAO DỊCH NĂM 2010 TẠI HoSE

Khối lượng/Giá trị Khớp lệnh Thỏa thuận Tổng cộng

KLGD (cổ phiếu) 10,486,614,950 1,156,532,678 11,643,147,628 GTGD (tỷ VND) 335,525.483 40,984.883 376,510.366

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM

Về việc quản lý các công ty thành viên, qua 10 năm hoạt động, số CTCK thành viên SGDCK TP.HCM không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Lúc đầu chỉ có 6 CTCK, đến nay toàn thị trường đã có 102 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên SGDCK TP.HCM với tổng số vốn đăng ký là 25,862 tỷ đồng. Các thành viên của SGDCK TP.HCM hầu hết được cấp giấy phép hoạt

động đăng ký kinh doanh với 05 nghiệp vụ gồm: môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư.

Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tại các CTCK thành viên tăng liên tục qua từng năm. Đến cuối năm 2007, số lượng tài khoản của các nhà đầu tư mở tại các CTCK thành viên lên tới gần 298 ngàn tài khoản, đến cuối năm 2008 đã lên tới gần 400 ngàn tài khoản và tính đến cuối năm 2010 số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các CTCK đã lên tới trên 500 ngàn tài khỏan.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam doc (Trang 47 - 49)