a. Tác động tích cực.
Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện trong 5 năm qua đã có nhiều thay đổi đã có tác động và đem lại hiệu quả trên nhiều mặt cụ thể.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế cao:
Từ năm 2000 đến năm 2006, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
- Nông, lâm nghiệp tăng 5%
- Công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 29% - Thương mại, dịch vụ tăng 16,5%
Bảng 9: Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006)
Đơn vị %
Năm
Các ngành 1995 2000 2006
Nông, lâm nghiệp,TS 65,8 59,7 29,1
Công nghiệp và xây dựng 11,9 17,2 46,4
TM - DVụ 2,3 23,1 24,5
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Tiên Du
Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt. Những năm 1995, tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ cao 65,8%, công nghiệp và xây dựng là 11,9% trong khi đó thương mại và dịch vụ là 2,3% chiếm tỷ lệ quá nhỏ. Đến năm 2000, tốc độ phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm không đáng kể 6,1%. Nhưng đến năm 2006, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm xuống hẳn chỉ còn 29,1%. Như vậy, giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2006 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm mạnh 36,7%.
Trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng mạnh giai đoạn 1995 – 2000 chỉ tương đối nhưng giai đoạn 2000 – 2006 thì tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 17, 2% lên 46,4%. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dẫn đến giảm diện tích đất nông nghiệp, và dư thừa lao động. Do đó, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, một tác động chuyển dịch từ ngành nông
vụ chỉ là 2,3%, nhưng đến năm 2000 lên đến 23,1 %, năm 2006 là 24,5%, đặc biệt là giai đoạn 1995 – 2000 tỷ trọng TM – DV tăng lên một cách rõ rệt.
Như vậy, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt và hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thương mại.
Biểu đồ 4: Thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 – 2006.
Tiên Du là một huyện có nhiều làng nghề truyền thống, đây là tiềm năng để phát triển kinh tế cho cả huyện. Nhờ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà trong những năm qua kinh tế của toàn huyện đã có bước phát triển nổi bật.
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế của huyện. Trong năm 2006 thêm 17 doanh
nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Tiên Sơn, đưa tổng số lên 79 dự án với tổng giá trị đầu tư 5.154,63 tỷ đồng. Nhìn chung các doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh khá ổn định và đạt hiệu quả khá. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 785,8 tỷ đồng đạt 112,3% kế hoạch và tăng 51,1% so với năm 2005. Trong đó khối HTX 41,9 tỷ đồng chiếm 5,3%, hộ cá thể 153,1 tỷ đồng chiếm 19,5%, doanh nghiệp hỗn hợp 590,8 tỷ đồng chiếm 75,2%.
Trong những năm qua trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của huyện, có sự đóng góp không nhỏ của một số ngành nghề truyền thống mới được phục hồi và phát triển trở lại. Ngoài ra sự hình thành và phát triển một số nghề mới cũng đã thu hút được khá nhiều lao động.
a. Tác động chưa tích cực
Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp xảy ra một cách ồ ạt, bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt tiêu cực sau:
Đất canh tác ngày càng giảm. Cạnh tranh giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, phát triển đô thị ngày càng nhanh về tài nguyên tự nhiên, làm cho giá thành sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhanh, tốc độ thu nhập của nông thôn giảm dần ngày càng tụt hậu so với mức tăng ngày càng nhanh của thu nhập dân cư thành phố.
Quá trình chuyển đổi mạnh dẫn đến dư thừa lao động, số lao động này không biết sắp xếp vào đâu bởi vì trình độ của họ có hạn, chưa được đào tạo kịp thời nên dẫn đến xảy ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
CNH – HĐH đã lấy đi một số diện tích đất canh tác của người dân, dẫn đến việc dư thừa lao động, một số lao động chuyển sang làm việc tại các khu
làm việc trong nông nghiệp mang tính thời vụ nên thu nhập không ổn định, đời sống bấp bênh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhanh, mạnh, không tính toán trước những hậu quả có thể xảy ra từ việc chuyển đổi này.
Vì vậy việc chuyển mục đích sử dụng đất phải trên cơ sở tận dụng những vùng đất xấu không canh tác được, hạn chế đến mức tối đa việc chuyển các vùng đất canh tác hiệu quả sang đất phi nông nghiệp.