Những tồn tại

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh (Trang 61 - 65)

- Trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai việc ban hành hệ thống các văn bản về đất đai còn chậm và thiếu đồng bộ. Hệ thống hồ sơ địa chính không được cập nhật chỉnh lý thường xuyên, điều này đã gây trở ngại khi giải quyết các vấn đề về địa chính (nhất là các tranh chấp, khiếu nại về đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...)

- Việc xây dựng kế hoạch ở một số cơ sở xã còn chưa được quan tâm đúng mực, còn có tư tưởng, quan niệm hình thức, không sát thực dẫn đến việc khi triển khai dự án mới lo bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gây khó khăn phức tạp và làm chậm tiến độ, nhu cầu sử dụng đất.

- Các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn chưa thực sự nghiêm túc thực hiện việc đăng ký theo kế hoạch, chỉ tiêu, hướng dẫn của ngành dọc cấp trên, nên huỵên không nắm được nhu cầu sử dụng đất, khi triển

- Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số xã chưa làm tốt, nhất là việc tuyên truyền, vận động cho cán bộ, đảng viên từ trong Chi bộ cơ sở, dẫn đến việc làm chậm tiến độ triển khai xây dựng các công trình.

- Tình trạng một số doanh nghiệp khi được thuê đất đã chậm triển khai xây dựng công trình như: Công ty Hoàng Dương, An Phú - xã Khắc Niệm, công ty Hải Quân - xã Hoàn Sơn và một số doanh nghiệp khác đã tạo tâm lý thiếu tin tưởng của nhân dân địa phương vào việc chủ trương đầu tư của doanh nghiệp.

- Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã lấy đi một số diện tích đất nông nghiệp chuyên trồng lúa của nhân dân, nhưng chưa có chính sách đầy đủ nhằm thu hút và sử dụng hợp lý lực lượng lao động này, dẫn đến tình trạng vừa dư thừa và vừa thiếu hụt lao động ở một số ngành, các hộ gia đình nông dân bị mất đất chưa có công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh đó, chất thải của một số nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

4.4. CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP

4.4.1. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất giai đoạn 2000 -2007

Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của huyện Tiên Du cho thấy đã làm cho diện tích đất canh tác ngày càng giảm (trong đó quan trọng nhất là đất lúa- màu) là vấn đề sống còn, quyết định tới đặc thù kinh tế của địa bàn. Cụ thể: đất nông nghiệp chuyển sang đất ở là 1196,96 ha; đất nông nghiệp chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 569,92 ha, đất nông nghiêp chuyển sang đất tôn giáo tín ngưỡng là 20,73 ha, chuyển sang đất phi nông nghiệp khác là 0,58 ha.

cao, chủng loại đa dạng .... cho huyện, tỉnh, do vậy phải có mặt bằng sản xuất là đất đai.

Song trước công cuộc đô thị hoá nông nghiệp nông thôn, địa bàn huyện là nơi phát triển mở rộng các khu công nghiệp, là nơi phát triển các khu dân cư, khu đô thị... Do vậy việc bảo vệ diện tích đất nông nghiệp có hiệu quả và bền vững tại địa bàn huyện là một thách thức rất lớn. Phát triển nơi ở không chỉ đơn thuần là tạo nơi ở, mà hàng loạt các vấn đề phát sinh hết sức phức tạp nảy sinh là: cơ sở hạ tầng, nơi ăn, nơi làm việc, đời sống sinh hoạt, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội... ngày một sôi động, mới mẻ, khó kiểm soát... dần dần lại trở nên “chật trội và ngột ngạt” như nội thành và như vậy nơi thoát cho vấn đề bức xúc này lại phải trông chờ vào vùng ngoại vi của nó... cứ như vậy, nó lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Do vậy, chiến lược sử dụng đất bền vững đặt ra một vấn đề đòi hỏi phải quy hoạch có tính không gian mở. Chỉ có điều đó mới đảm bảo cho chuyển dịch đất có hiệu quả và bền vững.

Bảng 8: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha)

1 Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở 1196,96

- Chuyển từ đất trồng lúa 1196,96

2 Đất nông nghiệp chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

569,92

- Chuyển từ đất trồng lúa 569,92

3 Đất nông nghiệp chuyển sang đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,73

- Chuyển từ đất trồng lúa 20,73

4 Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khác 0,58

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du

Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chưa hợp lý vì diện tích chuyển đổi lấy toàn vào diện tích đất lúa đang có khả năng canh tác, làm giảm khả năng tăng sản lượng lương thực, hạn chế thức ăn cho chăn nuôi và hạn chế khả năng xuất khẩu lương thực trên địa bàn huyện. Do chuyển quá nhiều diện tích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp

đã làm mất đất của nhiều người nông thôn, nhiều người dân nông thôn thiếu việc làm dẫn đến các tệ nạn xã hội kéo theo.

Vì vậy, để đạt hiệu quả cao thì việc chuyển dịch phải theo hướng tận dụng các vùng đất xấu không canh tác được, để dành vùng đất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp để nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm. Đồng thời phải quan tâm giải quyết vấn đề việc làm cho những người dân mất đất.

* Nguyên nhân dẫn đến thay đổi cơ cấu sử dụng đất từ năm 2000 - 2007.

Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2007 là do:

- Tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thể hiện ở chỗ:

+ Do quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Tiên Du diễn ra rất mạnh, có nhiều công ty, xí nghiệp, các cụm công nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề ... được xây dựng đã chiếm dụng phần lớn diện tích đất nông nghiệp.

+ Nhiều công trình công cộng được xây dựng cải tạo như: Đường giao thông, thuỷ lợi, y tế, trường học và nhiều công trình công cộng khác cũng đã tác động làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện.

+ Sự gia tăng dân số trong những năm qua cũng gây sức ép tới nhu cầu đất ở do đó phải chuyển một phần diện tích đất từ các mục đích khác cho nhu cầu đất ở, đó cũng là nguyên nhân làm cho cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện thay đổi.

+ Ngoài ra trong nông nghiệp, nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển sang các mô hình sản xuất hiện đại cũng tác động và làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất của huyện.

Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền kinh tế nông nghiệp, các cơ chế chính sách về sử dụng đất nông nghiệp đã theo dòng lịch sử tác động mạnh mẽ đến nền chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và đến mọi mặt đời sống cộng đồng dân cư và của từng người dân. Nói một cách khác, sự chuyển dịch đất nông nghiệp tại nước ta nói chung và của huyện Tiên Du nói riêng trong quá khứ và hiện tại đã luôn gắn liền với biến chuyển về chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển mục đích này phải trên cơ sở tận dụng những vùng đất nông nghiệp xấu không canh tác được hoặc canh tác cho hiệu quả không cao.

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, trên địa bàn huyện Tiên Du cũng thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có tác động rất lớn trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w