Những khó khăn

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh (Trang 41)

+ Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong vùng.

+ Đất đai tuy khá phì nhiêu nhưng do quá trình canh tác thiếu khoa học dẫn đến có gần 600 ha diện tích đất bị bạc màu, chiếm 5,53% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích đất chua, nghèo lân và kali, môi trường đất yếm khí... làm hạn chế kết quả sản xuất nông nghiệp.

4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh và của cả nước, huyện Tiên Du đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên, cùng với bước phát triển kinh tế, xã hội là ngày càng gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện.

Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi đi đôi với phân vùng sản xuất hợp lý và tăng cường đầu tư cho các dự án sản xuất, dịch vụ do vậy nền kinh tế của huyện đã có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng khá. Nhịp độ phát triển kinh tế bình quân hàng năm tăng 15,5%, trong đó:

- Nông, lâm nghiệp tăng 5%

- Công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 29% - Thương mại, dịch vụ tăng 16,5%

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt và hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Bảng1 : Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006)

Đơn vị %

Năm

Các ngành 1995 2000 2006

Nông, lâm nghiệp,TS 65,8 59,7 29,1

Công nghiệp và xây dựng 11,9 17,2 46,4

TM - DVụ 2,3 23,1 24,5

4.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất của các ngành

1. Nông nghiệp.

Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp đều có bước phát triển, nhưng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao hơn trồng trọt, nên cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tỷ trọng trồng trọt ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng.

Cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

- Ngành trồng trọt:

Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng từng bước chuyển dịch theo hướng các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp, quy mô diện tích gieo trồng và tỷ trọng giá trị sản xuất ngày càng giảm, các cây trồng có giá trị kinh tế cao quy mô sản xuất và giá trị ngày càng tăng.

Mặc dù cơ cấu ngành nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại tăng, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp đạt 202,9 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2000. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị canh tác đạt 36,6 triệu đồng/ha.

Năm 2006, diện tích gieo trồng của huyện có giảm so với năm 2005 là - 891 ha. Nguyên nhân diện tích gieo trồng giảm là do việc thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản và mở rộng các khu, cụm công nghiệp.

Bảng 2: Một số chỉ tiêu trồng trọt của huyện

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 So với năm 2005 Năm 2005 Tăng (+)

Giảm (-) Tổng diện tích gieo trồng Ha 12410,8 13302,0 -891,2

+ Sản lượng thóc Tấn 59981 59891 +90 - Diện tích lúa hàng hoá Ha 1361,8 922,0 + 439,8 + Năng suất bình quân Tạ/ha 48

Tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông

Ha 936,7 1264,1 -327,4

+ Ngô Ha 269,5

Năng suất Tạ/ha 41,6

Sản lượng Tấn 1068

Đỗ tương Ha 290,6

Năng suất Tạ/ha 15,2

Sản lượng Tấn 440,76

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Tiên Du - Ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

Những năm gần đây, sản lượng lương thực ngày càng tăng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực của địa phương mà còn cung cấp khối lượng lớn cho công nghiệp và xuất khẩu. Do đó công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng tăng về số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống.

Chăn nuôi lợn, bò và gia cầm phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế, là nhân tố chủ yếu góp phần phát triển nông nghiệp của huyện.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu chăn nuôi của huyện

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 So với năm 2005 Năm 2005 Tăng (+) Giảm (-) Đàn bò thịt Con 7736 7891 + 155 Đàn bò sữa Con 271 156 + 115 Đàn lợn Con 64 442 63904 + 538 Đàn gia cầm Con 462829 450980 + 11849

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Tiên Du 2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Trong những năm gần đây, Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất ngành nghề nông thôn của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ về chuyển

xuất. Ngoài một số làng nghề truyền thống như: xây dựng Nội Duệ, làm bún ở Khắc Niệm… đã phát triển thêm các nghề mới như sản xuất giấy ở Phú Lâm, chế biến lâm sản ở thị trấn Lim… Đến năm 2002 toàn huyện đã có 27 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 15 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó: 4 công ty TNHH, 16 HTX và 798 hộ cá thể thu hút nhiều lao động vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Do vậy, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghịêp tăng mạnh từ 18,73 tỷ đồng năm 1995 lên 121,4 tỷ đồng năm 2002. Một số mặt hàng phát triển và đạt chất lượng tốt là: giấy, tơ tằm, chế biến nông, lâm sản… Đặc biệt ngành giấy phát triển mạnh, sản lượng giấy đạt 5483 tấn, cao nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang diễn ra rất mạnh, có nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới được hình thành. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế của huyện. Trong năm 2006, có thêm 17 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Tiên Sơn, đưa tổng số lên 79 dự án với tổng giá trị đầu tư 5.154,63 tỷ đồng.

Nhìn chung các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh khá ổn định và đạt hiệu quả khá. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 785, 8 tỷ đồng đạt 112,3% kế hoạch và tăng 51,1% so cùng kỳ. Trong đó:

- Khối HTX 41,9 tỷ đồng chiếm 5,3% - Hộ cá thể 153,1 tỷ đồng chiếm 19,5%

Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du theo thành phần kinh tế

Tiên Du đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa mạnh, có nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công ty, nhiều ngành công nghiệp làng nghề được hình thành và phát triển góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm, thay đổi bộ mặt nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Kinh tế phát triển với nhịp độ cao, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường, văn hoá xã hội phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn đổi mới.

Kinh tế tăng trưởng nhưng có mặt còn chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện và yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp sử dụng các giống lúa thuần, nhiều giống lúa mới ngắn ngày, lại cho năng suất cao hoặc có giá trị kinh tế hơn được đưa vào sản xuất như Q5, khang dân, lúa lai, xi 23, nếp...Diện tích gieo trồng các loại giống lúa mới liên tục được mở rộng và đã đem lại lợi ích kinh tế cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích cho nông dân. Tỷ lệ lúa hàng hoá chiếm diện tích nhỏ (9,2% diện tích ở vụ xuân), đã triển

các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị chưa chặt chẽ và có nhiều lúng túng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, sản xuất chưa ổn định, công nghệ chưa cao, mức độ chuyên môn hoá còn thấp… Các doanh nghiệp, công ty đầu tư vào địa bàn huyện còn gặp một số khó khăn: về thị trường, chính sách, môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, về chính sách đất đai hoàn toàn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Tiên Du đó được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt.

Chính vì vậy trong giai đoạn tới cần có chính sách, biện pháp đẩy nhanh phát triển công nghiệp đi đôi với đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đặc biệt cần hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 và sử dụng đất hàng năm theo quy hoạch. Quan tâm đến dùng vốn từ quỹ đất để xây dựng công trình. Tăng cường công tác quản lý đô thị, quản lý môi trường, chỉ đạo tốt xử lý môi trường ở các làng nghề các khu công nghiệp và những vùng khai thác cát sỏi, sản xuất gạch thủ công. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của tỉnh, Trung ương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung để lựa chọn các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, phát triển các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ với quy mô, công nghệ thích hợp. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, các làng nghề vừa và nhỏ, sản xuất các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao để tạo việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách.

3. Thương mại, dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện khá ổn định. Toàn huyện có 2.550 hộ kinh doanh. Tổng giá trị luân chuyển hàng hoá ước đạt 520

tỷ đồng. Huyện đã và đang triển khai nâng cấp chợ Sơn xã Việt Đoàn, tiếp tục đầu tư chợ Và - Hạp Lĩnh.

4.2.3. Thực trạng các vấn đề xã hội

1. Dân số, lao động, việc làm

Dân số huyện Tiên Du là 134 519 người, lao động xã hội là 71 099 người chiếm 52,8% dân số. Số người trong độ tuổi lao động là 67 514 lao động chiếm 50,18% dân số. Hàng năm dân số huyện tăng từ 1230 người đến 1360 người, số người vào độ tuổi lao động tăng từ 750 đến 850 lao động.

Huyện đã phối hợp với các công ty AISENCO, công nghiệp Quốc phòng, Công ty vận tải Biển Bắc… đưa 715 lao động địa phương đi lao động tại Malaysia, các nước Trung Đông, Ả rập… Giải quyết việc làm cho 1780 lao động làm việc tại KCN, cụm Công nghiệp trong huyện. Huyện đã phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội thẩm định cho vay 24 dự án tạo việc làm với số tiền 1.281 triệu đồng. Huyện đã phối hợp với trung tâm Dịch vụ việc làm – Sở lao động thương binh – XH mở 14 lớp dạy nghề và định hướng nghề nghiệp cho 835 lao động. Tổng số lao động tăng lên 2983 lao động.

2. Giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua, hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện luôn được các cấp các ngành quan tâm. Bậc mầm non huy động 8.103 cháu; bậc tiểu học 18 trường - 379 lớp với 10.950 học sinh; bậc THCS 17 trường - 262 lớp với 10.685 học sinh; bậc THPT 5 trường - 126 lớp với 6.616 học sinh. Kết quả xét tốt nghiệp bậc THCS đạt 99,6%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98,8%. Chất lượng giáo viên dạy giỏi được giữ vững, tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh - cấp huyện là 461 giáo viên và 1 giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia (bậc tiểu học).

Công tác phổ cập THCS tiếp tục được củng cố. Phổ cập giáo dục trung học được triển khai mạnh mẽ trên toàn huyện. Hoạt động của 16 Trung tâm học tập cộng đồng ổn định. Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội hoá về công tác giáo dục đào tạo - dạy nghề.

3. Sự nghiệp y tế

Trên địa bàn huyện đến nay 100% cơ sở y tế xã, thị trấn được tăng cường bác sỹ, 10/16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,08%. Bệnh viện đa khoa đã khám chữa bệnh cho 105.093 trường hợp. Điều trị nội trú 5.271 người.

4. Văn hoá thông tin

Năm 2006 có 55 làng đạt danh hiệu làng văn hóa, 10 đơn vị công sở đạt danh hiệu công sở văn hoá và 28.500 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Năm 2006 có thêm 2 di tích lịch sử văn hoá được công nhận đó là: Đình Làng Sơn (Hạp Lĩnh) và đình làng Hoài Trung (Liên Bão). Hoạt động VHVN – TDTT được duy trì thường xuyên ở các câu lạc bộ trên địa bàn huyện.

Cùng với các hoạt động thông tin tuyên truyền. Đài truyền thanh huỵên và 15 đài truyền thanh xã, thị trấn, 75 đài truyền thanh các thôn đã có nhiều cố gắng làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.

4.2.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

1. Giao thông

Hoàn thành tu sửa 6 tuyến đường phục vụ công tác phòng chống bão lụt, giá trị 323 triệu đồng, bổ sung hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ, giá trị 24 triệu đồng. Công tác đảm bảo an toàn giao thông - trật tự công

cộng được quan tâm, thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.

2. Về thuỷ lợi

Huyện đã hoàn thành đắp đê Ngũ huyện Khê được 35.800 m3, rải cấp khối mặt đê chiều dài 4,65 km. Huyện đã xây dựng xong cống Kẻ Tiên qua đê bối Cảnh Hưng, giám sát thi công 4 cống trong khu chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã Lạc Vệ. Toàn huyện thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão, chống úng nội đồng năm 2006. Bên cạnh đó đã xử lý vi phạm về bảo vệ đê điều và các công trình thuỷ lợi tại các xã Tân Chi, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Tri Phương, Phú Lâm. Năm 2006 đã thẩm định hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công 5 tuyến kênh. Hoàn thành chiến dịch làm thuỷ lợi cải tạo đất năm 2005 - 2006 với khối lượng 133.100m3.

3. Mạng lưới điện lực

Mạng lưới điện được đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn, 19 thôn thuộc 9 xã được cải tạo nâng cấp lưới điện hạ thế, 50/50 trạm biến áp chống qúa tải điện hạ ấp nông thôn theo nguồn vốn J-BIC đó hoàn thành và đưa vào vận hành. Tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 107,620 triệu KWh.

4. Hoạt động bưu chính viễn thông

Toàn huyện phát triển được 2.000 máy điện thoại cố định đạt, đạt 9,8 máy/100 dân. Máy điện thoại di động thuê bao trả sau đạt 398 máy và 263 máy thuê bao Internet. Toàn huyện lắp đặt 104km cáp các loại và 28,9 km cống cáp ngầm.

chí phát hành là 702 nghìn tờ, cuốn báo chí các loại. Doanh thu bưu chính viễn thông ước thực hiện 3,44 tỷ đồng.

4.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

4.3.1 Tình hình thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

* Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã cùng phối hợp với Viện Thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cấp huyện.

* Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy

Năm 2003, Phòng Tài nguyên Môi trường đã chủ động xin kế hoạch

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w