a. Địa hình
Do nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc < 30 (Trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20 – 120 m, chiếm diện tích nhỏ 2,65% so với diện tích tự nhiên). Địa hình vùng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 – 6,0 m so với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư,
các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
b. Địa chất
Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất. Nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, trong khối kết tinh ackei – paleozoi. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc. Trải qua giai đoạn phát triển tam giác châu và hiện nay đang trong giai đoạn phát triển của đồng bằng bồi tích phù sa sông. Quá trình bồi lấp của đồng bằng tuy chưa hoàn thiện, nhưng hiện đã bị ngừng do hệ thống đê ngăn lũ dọc các sông lớn.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên1. Tài nguyên nước 1. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Huyện Tiên Du có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, ngòi Tào Khê, kênh Nam, kênh Trịnh Xá (kênh Nam là kênh tưới chính, kênh Trịnh Xá là kênh tiêu chính). Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Tiên Du và là ranh giới với huyện Thuận Thành. Đoạn sông Đuống chảy qua phía Nam huyện Tiên Du từ xã Tri Phương đến xã Tân Chi rồi chảy sang huyện Gia Bình, dài khoảng 10 km. Sông Đuống nối liền sông Hồng và sông Thái Bình, có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m3 (gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Mức nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64 m chênh từ 4 – 5 m so với mặt ruộng, mức thấp nhất tại bến Hồ là 0,19 m thấp hơn so với mặt ruộng từ 3 – 4m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3
nước có 2,8 kg phù sa. Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ hiện có tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt cũng như cải tạo đất.
b. Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể nhưng qua thực tế sử dụng của người dân trong huỵên cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3 – 7m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.
2. Tài nguyên đất
Tiên Du là một huyện đồng bằng với tổng diện tích tự nhiên là 10838,94 ha, được phân ra các loại đất sau:
+ Đất nông nghiệp: 6955,75 ha + Đất phi nông nghiệp: 3815,58 ha + Đất chưa sử dụng: 67,61 ha.
Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/ 25 000 tỉnh Bắc Ninh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/ 10 000 của huyện cho thấy đất đai huyện Tiên Du bao gồm 10 loại đất chính và được mô tả như sau:
1. Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng (Phb)
Có diện tích 330 ha chiếm 3,04% so với diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Đuống, tập trung tại các xã Cảnh Hưng, Minh Đạo, Tân Chi. Đất được hình thành bởi vật liệu phù sa của sông Đuống, có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất khá dày, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng thấp. Tuy nhiên, do được bồi đắp phù sa hàng năm nên đất vẫn có độ phì khá. Loại đất
này rất thích hợp với việc trồng các loại hoa màu lương thực như: lúa, ngô, khoai, mía, rau đậu các loại.
2. Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph)
Có diện tích 608,77 ha chiếm 5,61% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Đại Đồng, Tri Phương, Minh Đạo, Tân Chi. Đất được hình thành ở địa hình cao hơn so với đất phù sa được bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua, nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu, kali tổng số và kali dễ tiêu khá cao, các chất dinh dưỡng khác trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích vụ đông.
3. Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg)
Diện tích 3327, 26 ha chiếm 30,67% diện tích tự nhiên. Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết các xã trong huyện, tập trung thành những cánh đồng lớn. Đất được hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, trong điều kiện ngập nước, gley yếu đến trung bình. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn và đạm khá, lân dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định, cần có biện pháp cải tạo mở rộng diện tích cây vụ đông.
4. Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng (Phf)
Diện tích 685,58 ha chiếm 6,32% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Hoàn Sơn, Liên Bão, Phú Lâm, Việt Đoàn, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ. Đất thường hình thành ở địa hình cao hơn các loại phù sa khác. Do các chất kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi, sắt nhôm tích tụ tạo nên các tầng loang lổ đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, phản ứng đất chua vừa. Có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này nếu được tưới tiêu chủ động.
Diện tích 761,00 ha chiếm 7,02% diện tích tự nhiên, được phân bố tập trung tại xã Phú Lâm. Giống như đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng, loại đất này thường ở địa hình thấp. Hiện tại trên loại đất này đang trồng lúa nước hai vụ ổn định, muốn tăng năng suất cần phải tăng cường bón vôi, lân để cải tạo đất.
6. Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình (Pf)
Diện tích 321,16 ha chiếm 2,96% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Phú Lâm. Giống như đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng của hệ thống sông Hồng (Phf), loại đất này thường ở địa hình cao, nhưng qúa trình tích tụ sắt nhôm mạnh hơn nên đất có phản ứng chua hơn. Nếu được tưới tiêu chủ động có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này.
7. Đất phù sa úng nước (Pj)
Diện tích 353,52 ha chiếm 3,26% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Phú Lâm, Phật Tích, Nội Duệ. Loại đất này ở địa hình thấp nhất (trũng) thường bị úng nước sau khi mưa. Vì vậy cần phải củng cố hệ thống tiêu nước để trồng ổn định 2 vụ lúa. Những nơi khó tiêu nước nên chuyển sang 1 vụ lúa + 1 vụ cá.
8. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B)
Diện tích 571,6 ha, chiếm 5,27% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Khắc Niệm, Hoàn Sơn. Đặc điểm chính của loại đất này (đặc biệt ở lớp mặt) là thành phần cơ giới thô, nghèo sét, màu sắc lớp đất mặt thường có màu xám – trắng. Qúa trình rửa trôi theo chiều sâu là nguyên nhân chính tạo nên tầng tích tụ sét ở tầng B. Tuy nhiên, loại đất xám có một số ưu điểm như: khả năng thoát nước nhanh, dễ làm đất, thích hợp với nhiều cây có củ và cây ưa cơ giới nhẹ. Đây là loại đất có độ phì nhiêu thấp, cần có biện pháp cải tạo nâng cao
9. Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp)
Diện tích 286,69 ha chiếm 2,64% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Phật Tích, Hoàn Sơn, Hiên Vân, Hạp Lĩnh, thị trấn Lim. Đây là loại đất được hình thành tại chỗ trên những đồi núi độc lập giữa đồng bằng, đất thường có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, lẫn nhiều đá, phản ứng chua. Nên trồng rừng phủ xanh những nơi còn trống trọc để cải thiện môi trường đất.
10. Những thung lũng do sản phẩm dốc tụ: (D)
Diện tích 126 ha, chiếm 1,16% diện tích tự nhiên. Khác với loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất dốc tụ thường được bồi tụ các sản phẩm từ trên xuống, lớp đất mặt thường có màu xám thẫm, thành phần cơ giới nặng. Tuy nhiên, do qúa trình canh tác lúa nước lâu đời, tình trạng ngập nước thường xuyên dẫn tới môi trường đất bị yếm khí, hình thành tầng đất có màu xám xanh (gley). Để đạt năng suất lúa cao cần cải tạo đất bằng cách cày ải để cải thiện môi trường đất.
4.1.3. Tình hình môi trường sinh thái
Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người và sinh vật, liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội và sự sống của con người. Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch và nông - lâm - ngư nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của huyện Tiên Du đã bị tác động mạnh mẽ, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, mà các nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, quá trình đô thị hoá.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 1. Những lợi thế cho sự phát triển kinh tế xã hội
+ Huyện Tiên Du nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi: Cách không xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh sẽ là lợi thế cho Tiên Du trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội.
+ Với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Tiên Du giao lưu và nắm bắt được những thông tin kinh tế, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận công nghệ cao phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
+ Là một trong những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm trọng điểm của tỉnh, với điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi sẽ giúp huyện Tiên Du có thể đa dạng hoá cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo ra nguồn nông sản dồi dào phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
2. Những khó khăn
+ Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong vùng.
+ Đất đai tuy khá phì nhiêu nhưng do quá trình canh tác thiếu khoa học dẫn đến có gần 600 ha diện tích đất bị bạc màu, chiếm 5,53% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích đất chua, nghèo lân và kali, môi trường đất yếm khí... làm hạn chế kết quả sản xuất nông nghiệp.
4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh và của cả nước, huyện Tiên Du đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên, cùng với bước phát triển kinh tế, xã hội là ngày càng gây áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện.
Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi đi đôi với phân vùng sản xuất hợp lý và tăng cường đầu tư cho các dự án sản xuất, dịch vụ do vậy nền kinh tế của huyện đã có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng khá. Nhịp độ phát triển kinh tế bình quân hàng năm tăng 15,5%, trong đó:
- Nông, lâm nghiệp tăng 5%
- Công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 29% - Thương mại, dịch vụ tăng 16,5%
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt và hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Bảng1 : Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006)
Đơn vị %
Năm
Các ngành 1995 2000 2006
Nông, lâm nghiệp,TS 65,8 59,7 29,1
Công nghiệp và xây dựng 11,9 17,2 46,4
TM - DVụ 2,3 23,1 24,5
4.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất của các ngành
1. Nông nghiệp.
Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp đều có bước phát triển, nhưng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao hơn trồng trọt, nên cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tỷ trọng trồng trọt ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng.
Cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
- Ngành trồng trọt:
Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng từng bước chuyển dịch theo hướng các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp, quy mô diện tích gieo trồng và tỷ trọng giá trị sản xuất ngày càng giảm, các cây trồng có giá trị kinh tế cao quy mô sản xuất và giá trị ngày càng tăng.
Mặc dù cơ cấu ngành nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại tăng, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp đạt 202,9 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2000. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị canh tác đạt 36,6 triệu đồng/ha.
Năm 2006, diện tích gieo trồng của huyện có giảm so với năm 2005 là - 891 ha. Nguyên nhân diện tích gieo trồng giảm là do việc thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản và mở rộng các khu, cụm công nghiệp.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu trồng trọt của huyện
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 So với năm 2005 Năm 2005 Tăng (+)
Giảm (-) Tổng diện tích gieo trồng Ha 12410,8 13302,0 -891,2
+ Sản lượng thóc Tấn 59981 59891 +90 - Diện tích lúa hàng hoá Ha 1361,8 922,0 + 439,8 + Năng suất bình quân Tạ/ha 48
Tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông
Ha 936,7 1264,1 -327,4
+ Ngô Ha 269,5
Năng suất Tạ/ha 41,6
Sản lượng Tấn 1068
Đỗ tương Ha 290,6
Năng suất Tạ/ha 15,2
Sản lượng Tấn 440,76
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Tiên Du - Ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
Những năm gần đây, sản lượng lương thực ngày càng tăng, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực của địa phương mà còn cung cấp khối lượng lớn cho công nghiệp và xuất khẩu. Do đó công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng tăng về số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống.
Chăn nuôi lợn, bò và gia cầm phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế, là nhân tố chủ yếu góp phần phát triển nông nghiệp của huyện.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu chăn nuôi của huyện
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 So với năm 2005 Năm 2005 Tăng (+) Giảm (-) Đàn bò thịt Con 7736 7891 + 155 Đàn bò sữa Con 271 156 + 115 Đàn lợn Con 64 442 63904 + 538 Đàn gia cầm Con 462829 450980 + 11849
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Tiên Du 2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Trong những năm gần đây, Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất ngành nghề nông thôn của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ về chuyển
xuất. Ngoài một số làng nghề truyền thống như: xây dựng Nội Duệ, làm bún ở