Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1 Phân loại nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam (Trang 38 - 40)

2.2.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu

Để phục vụ cho việc sản xuất hoạt động kinh doanh, Công ty đã sử dụng nhiều loại vật liệu, mỗi loại có công dụng và chức năng khác nhau. Do vậy mà Công ty phải phân loại nguyên liệu, vật liệu ra một cách rõ ràng để đảm bảo cho việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu một cách có hiệu quả nhất. Nguyên vật liệu tại Công ty được phân loại theo công dụng chủ yếu và tính năng sử dụng, cụ thể như sau:

- Nguyên vật liệu chính: là những loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu sản phẩm. Nguyên vật liệu chính bao gồm nhiều loại, Công ty sử dụng khoảng 389 loại, ví dụ như các loại sau: Daconil 300sc, Cabendazim 98%, Kitazin 95%, Diazinon 95%, Phosphure 80%, Rhodoxane 24%, …

- Bán thành phẩm: Công ty sử dụng rất nhiều vật liệu này, ví dụ một vài loại như sau: Kao-lin trắng, Kaolinoda, cát xấy, …

- Nhiên liệu: là những vật liệu cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất sản phẩm, dùng để bôi trơn máy móc thiết bị. Tại Công ty sử dụng những nhiên liệu như: xăng, dầu, nhớt, mỡ bò, …

- Bao bì: Công ty sử dụng khoảng 654 loại, ví dụ các loại bao bì như: bao giấy, thùng giấy, băng keo, chai, lọ, …

- Phụ tùng thay thế: tại Công ty sử dụng các loại phụ tùng như: bạc đạn, động cơ điện, vỏ xe 155 – 400, vỏ ruột 1000*20.

• Công ty Vipesco là một Công ty có quy mô sản xuất lớn với nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau, vì vậy để dễ quản lý Công ty đã đặt ra 7 ký tự để ký hiệu cho nguyên vật liệu như sau:

1 2 3 4 5 6 7

 Ký tự 1: thể hiện loại nguyên vật liệu: N: vật liệu

P: bao bì

B: bán thành phẩm X: nhiên liệu

 Ký tự 2: thể hiện các kho. Công ty có 23 kho, đây là một số kho chính: A: kho Bình Triệu (1)

B: kho Thành Sơn (2) C: kho Tân Thuận (3) D: kho Gò Vấp (4)

E: kho Trung tâm Nghiên cứu Nông dược (5) X: kho Hà Nội

L: kho trung gian (12). Đây là kho dùng để hạch toán chứ không có trên thực tế và luôn có số dư bằng 0.

 Ký tự 3: thể hiện loại hàng. Đối với dạng sản xuất luôn có ký hiệu là A.

 Ký tự 4: thể hiện dạng nguyên vật liệu: A: hạt

B: bột C: rắn

E: tinh thể F: khí I: bao bì

 Ký tự 5, 6, 7: là số thứ tự của nguyên vật liệu.

Ví dụ: Chai thuỷ tinh loại 480cc có số thứ tự là 1, là bao bì tại kho Tân Thuận sẽ được ký hiệu như sau: PCAI001.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w