7. Tính giá thành sản phẩm.
7.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang, cuối kỳ kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành phù hợp với kỳ tính giá thành theo phương pháp thích hợp.
Trong đó:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và các tài liệu có liên quan để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành theo đối tượng và khoản mục chi phí.
Kỳ tính giá thành: Là thời kỳ bộ phận kế toán thường tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
+ Trường hợp tổ chức nhiều loại sản phẩm có khối lượng lớn mà chu kỳ ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng, thường vào thời điểm cuối mỗi tháng.
+ Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, chu kỳ sản xuất dài hoặc loại sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là khi sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đó hoàn thành.
• Một số phương pháp tính giá thành như sau:
Thích hợp với sản phẩm, công việc có quy trình giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Có đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Định kỳ tính giá thành là hàng tháng, hàng quý.
- Trường hợp, cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định thì cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp thích hợp.
Trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang đã xác định để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí.
Tổng giá Chi phí sản Tổng chi phí Chi phí sản thành sản = phẩm dở dang + sản xuất phát - phẩm dở dang phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Giá thành sản Tổng giá thành sản phẩm
=
phẩm đơn vị Tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành
- Trường hợp, cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng rất ít và ổn định nên không cần tính chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tổng chi phí tập hợp được trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm.
7.2.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
Áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất công nghiệp, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau như: DN hoá chất, DN nuôi ong... Khi đó đối tượng tập hợp chi phi sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất và hệ số còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp này thì muốn tính giá thành cho từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho sản phẩm 1 hệ số tính giá
thành. Trong đó lấy sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn. Căn cứ vào sản phẩm thực tế hoàn thành và hệ số tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để tính quy đổi sản lượng thực tế sang sản lượng tiêu chuẩn.
Nếu gọi Ha, Hb, Hc, ...Hn là những hệ số tính giá thành của sản phẩm a, b, c...n.
Gọi Hi: Hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm i Qi: Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i
Q: Tổng sản lượng sản xuất thực tế quy đổi ra thành sản lượng tiêu chuẩn.
Bước 1: Quy đổi sản lượng sản xuất thực tế thành sản lượng tiêu chuẩn. Q = Qi x Hi
Bước 2: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Cd2đk + C - Cd2ck Zi = --- x Qi x Hi Q Zi Zi = --- Qi Trong đó:
Zi: Tổng giá thành của sản phẩm i. Zi: giá thành đơn vị của sản phẩm i.
Cd2đk: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ. Cd2ck: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
7.2.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghịêp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất và kết quả sản xuất thu được nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều phẩm cấp khác nhau như: DN sản xuất ống nước với nhiều kích cỡ, đường kính, độ dài khác nhau hoặc DN sản xuất quần áo dệt kim với nhiều cỡ số khác nhau………
Trường hợp này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
Để tính giá thành thực tế của từng quy cách sản phẩm người ta có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số.
Tính giá thành theo phương pháp phải căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí đã tập hợp để tính ra tỷ lệ giá thành.
Tiêu chuẩn phân bổ ở đây thường là giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức.
Sau đó tính giá thành cho từng thứ sản phẩm. Công thức tính như sau: Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của sản phẩm
= --- giá thành Tiêu chuẩn phân bổ ( Zkh , Zđm )
Giá thành thực tế Tỷ lệ Tiêu chuẩn phân bổ của từng loại = x của từng loại sản phẩm giá thành sản phẩm
7.2.4. Tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí.
Áp dụng trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Ngoài việc thu được sản phẩm đầy đủ chất lượng còn thu được sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà các thiệt hại này không được tính vào cho sản phẩm hoàn thành.
Hoặc đối với các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ cho các phân xưởng sản xuất chính thì trong trường hợp này đối tượng tính giá thành là những sản phẩm chính hoàn thành chứ không phải sản phẩm phụ.
Muốn tính được giá thành của các đối tượng tính giá thành một cách chính xác thì phải lấy tổng chi phí đã tập hợp được loại trừ đi chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại của sản phẩm hỏng không được tính vào giá thành sản phẩm, chi phí sản phẩm phụ phục vụ lẫn nhau trong các phân xưởng sản xuất phụ.
Z = Cd2đk + C - Cd2ck - Clt Trong đó: Trong đó:
Cd2đk: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ. Cd2ck: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
Clt: Chi phí cần loại trừ ra khỏi tổng giá thành của các đối tượng tính giá thành.
Để đơn giản cho việc tính toán chi phí loại trừ người ta thường tính như sau:
+ Đối với sản phẩm, lao vụ sản xuất cung cấp lẫn cho nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc theo chi phí ban đầu.
+ Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì người ta có thể tính theo giá thành thực tế như đối với sản phẩm hoàn thành hoặc căn cứ theo quyết định của ban lãnh đạo công ty.
+ Đối với sản phẩm phụ thì có thể tính theo giá thành kế hoạch hoặc lấy giá bán của sản phẩm – lợi nhuận định mức.
7.2.5. Tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí.
Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất ( qua nhiều bước chế biến) có sản phẩm dở dang như: DN khai thác, dệt nhuộm, may mặc.
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến và giá thành hoàn thành ở bước cuối cùng là tổng chi phí phát sinh ở các bước chế biến và được tính như sau:
Z = Cd2đk + C1 + C2 +…….+ Cn - Cd2ck Z Z = --- Q Trong đó:
Cd2ck: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.
C1, C2, ….. Cn: Là chi phí tổng hợp được ở từng giai đoạn sản xuất.
Z: Tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành ở bước chế biến cuối cùng.
Z: Giá thành đơn vị của một sản phẩm.
Q: Số lượng sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng.