Mỏ Đại Hùng nằm trong lô 05-1 ở thềm lục địa Nam Việt Nam cách Vũng Tàu về phía Đông Nam 262km ( hình 11)
Loại bẫy ở mỏ này là khối đứt gãy nghiên.
♦ Tiềm Năng Dầu Khí Của Các Tầng Trầm Tích Ở Khối Sụt Cánh Đông
Cấu tạo Đại Hùng là một cấu tạo lồi ở dạng địa lũy được khống chế bởi các hệ thống đứt gãy chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam song song vói đới nâng Côn Sơn.
Khu vực này ngăn cách với khối nâng trung tâm mỏ Đại Hùng bởi đứt gãy chạy dọc phía Tây có biên độ lớn biến đổi từ 200 – 1800m, ở phía Đông là trũng sâu có chiều dày trầm tích lên đến 10.000m.
Phân tích các yếu tố đánh giá tiềm năng dầu khí của các tầng trầm tích ở khu vực cánh Đông mỏ Đại Hùng cho thấy:
1.Bẫy chứa và tầng chắn:
Phân tích các bình đồ cấu trúc của các tầng địa chấn H30, H50, H76 trên khu vực phía Đông mỏ Đại Hùng ta thấy tồn tại trong các khối AA, AB, AC các khép kín cấu tạo hoặc cấu kiến tạo có kích thước khác nhau thay đổi từ 1km2 đến 12.96km2.
Tài liệu địa chấn khu vực này cũng cho thấy khả năng tồn tại các bẫy chứa địa tầng nằm bên dưới các mặt bất chỉnh hợp H76, H30 hoặc các bẫy thạch học do biến đổi tướng thạch học. Đó là các thấu kính cát hoặc các tập đá cacbonat thuộc các hệ tầng Mãng Cầu và Thông – Dừa.
Các bẫy chứa nêu trên được phủ và chắn bởi các tầng sét biển khu vực thuộc hệ tầng Mãng Cầu tuổi Mioxen giữa.
Như vậy các yếu tố về bẫy chứa và tầng chắn khá thuận lợi cho việc tích tụ dầu khí di cư đến ở khu vực phía Đông mỏ Đại Hùng.
2. Tầng chứa:
Các dấu hiệu dưới đây chứng tỏsự tồn tại các tầng đá có khả năng chứa dầu khí ở cánh phía Đông:
_ Đặc trưng phân dị trường sóng trong các mặt cắt địa chấn, dị thường tốc độ lớp đặc trưng cho các đá trầm tích cacbonat và trầm tích lục nguyên.
_ Các bẫy chứa tìm thấy ở đây nằm kề đới di chuyển dầu khí. Trên đường di chuyển tới đới nâng trung tâm ( nơi hiện đang khai thác dầu khí) đã đi qua các bẫy được thành tạo trước đó ở khu vực này.
_ Lát cắt địa chất chứa hàm lượng bitum cao giữa các tầng địa chấn H20 - H30 ở đới đứt gãy tìm thấy trong giếng khoan DH-4P, các vỉa chứa dầu khí tìm thấy trong các giếng khoan DH-3P, 2P, 9X và các vỉa khí có vết dầu tìm thấy trong giếng khoan 2X là các bằng chứng chứng tỏ quá trình di cư dầu khí qua các bẫy chứa ở cánh Phía Đông.
_ Kết quả xử lý, phân tích tài liệu địa chấn bằng phương pháp hấp thụ sóng cho thấy khả năng tồn tại các tầng chứa dầu khí ở cánh phía Đông.
3.Tầng sinh và quá trình di cư dầu khí :
Mỏ Đại Hùng được sinh ra từ hai nguồn đá mẹ chứa kerogen hỗn hợp loại I/III, quá trình dịch chuyển vào bẫy lần thứ hai xảy ra muộn hơn ( cách đây khoảng từ 0-1 triệu năm ) là dầu được sinh ra từ đá mẹ chứa kerogen loại III.
Các tầng đá mẹ nằm bên dưới chiều sâu 3500m đang ở vào giai đoạn trưởng thành và đá mẹ có tuổi Oligoxen và Mioxen sớm nằm bên dưới chiều sâu 4100m bước vào cửa sổ tạo dầu. Do đó có thể kết luận rằng các tầng trầm tích hạt mịn tuổi Oligoxen và Mioxen sớm là các tầng đá mẹ chính tạo ra hydrocacbon có ý nghĩa ở khu vực DH-TL .
Kết luận :
Tồn tại các bẫy chứa dầu khí khép kín cấu kiến tạo ở cánh phía Đông mỏ Đại Hùng ở lát cắt phía trên ( giữa các tầng địa chấn H30 và H60) và trong lát cắt dưới ( giữa các tầng địa chấn H70 và H80) của hệ tầng Mãng Cầu .
Có thể tồn tại các cánh phía đông mỏ Đại Hùng các bẫy chứa khép kín địa tầng thạch học chúng là các bẫy được khép kín vào các đứt gãy F6, F7 có biên độâ lên đến 1800m nằm ở phía Tây. Đi về phía Nam và lên phía Bắc quan sát thấy rõ các hiện tượng biến tướng thạch học của các tầng đá chứa chuyển dần sang sét .
Các tầng sét thuộc hệ tầng Nam Côn Sơn là các tầng chắn khu vực, ngoài ra còn có các tầng chắn cục bộ là các tập sét nằm ngay nóc các tầng đá chứa .
Đặc trưng phân dị trường sông, kết quả sử lý, phân tích tài liệu địa chấn bằng phương pháp AVO đều đánh giá tốt khả năng tồn tại các tầng chứa dầu khí ở cánh phía Đông mỏ Đại Hùng .
Các biểu hiên dầu khí tìm thấy trong các giếng khoan 2P...4P, 2X, 9X khẳng định sự có mặt của dầu khí ở cánh phía Đông mỏ Đại Hùng .
Tài liệu sử lý và phân tích địa chấn mới nhất bằng phương pháp hấp thụ sóng chỉ ra khả năng tồn tại các tầng đá chứa dầu khí ở khu vưc này .
♦. Đặc trưng cấu_ kiến tạo của mỏ Đại Hùng
Mỏ Đại Hùng là một cấu tạo nâng thuộc đới nâng Đồng Nai nằm giữa bồn trũng ngăn cách hai trũng sâu nhỏ ở phía Bắc và Phía Nam của trũng Nam Côn Sơn. Bồn trũng này là một đơn vị cấu _kiến tạo lớn được đặc trưng bởi hoạt động sụt lún mạnh và tách giãn bắt đầu vào thời kỳ Paleogen trên bình đồ đại thể về cấu trúc của bồn trũng tìm thấy các đứt gãy lớn chạy dài theo hướng á kinh tuyến, ngoài ra còn có các chuyển động ngang gây nên một số đứt gãy theo hướng á vĩ tuyến .
Mỏ Đại Hùng theo mặt móng và phần dưới lát cắt trầm tích và một khối nâng được giới hạn bởi hai hệ thống đứt gãy thuận lợi ở phía Đông và phía Tây với biên độ 2 km. Cấu tạo có diện tích 18*7 km theo đường khép kín lớn nhất với chiều cao cấu tạo là 980m. Đặc trưng của cấu tạo là có phương ĐB_ TN và bị băm nát bới nhiều đứt gãy phát triển theo hai hướng á kinh tuyến và á vĩ tuyến có biên độ từ vài chục đến vài trăm mét chia cấu trúc bề mặt móng và phần dưới trầm tích ra những khối riêng biệt có kích thuớc từ 1-2 đến 3-5 km. Theo sơ đồ cấu trúc bề mặt móng nâng lên cao nhất ở khối L, có độ sâu móng là 2500- 2600m. Móng và phần dưới lát cắt trầm tích bị tụt xuống ở cánh phía Đông do tác động của đứt gãy có biên độ rất lớn còn ở những nơi khác thì chúng cũng thay đổi địa hình do ảnh hưởng của các đứt gãy có biên độ nhỏ hơn và sự uốn nếp. Số lượng đứt gãy và biên độ của chúng giảm dần khi đi lên phía trên và hầu như vắng mặt trong trầm tích Plioxen ( mặc dù những đứt gãy hoạt động tương đối mạnh và ảnh hưởng đến sự uốn nếp của các ranh giới). Như vậy giai đoạn thành tạo chính của các đứt gãy xảy ra trong thời kỳ Mioxen trung, chúng yếu dần trong giai đoạn Mioxen thượng và bắt đầu tắt trong thời kỳ Plioxen .