Đặc Điểm Hệ Thống Dầu Khí :

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 30 - 32)

D. MỎ BỌ CẠP ĐE N:

2.Đặc Điểm Hệ Thống Dầu Khí :

a. Đặc điểm tầng sinh :

Các kết quả phân tích tích giếng khoan trong lô 15.1 và vùng lân cận cho thấy sét Oligoxen rất giàu vật chất hữu cơ và có tiềm năng sinh thành hydrocacbon rất cao. Tổng hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC)

trong các mẫu sét ở Oligoxen thường cao hơn 1%, phổ biến mẫu cao hơn 2% và đôi khi đạt tới 10 %. Giá trị S2 (4-6 mg/g) và HI (200-350 mg HC/g TOC) của những mẫu này cũng rất cao .

Sét tập “ D” có chiều dày lớn và các giá trị S2, HI cao nhất chứng tỏ nó là nguồn sinh rất tốt. Có thể xem tập sét “D” là tầng đá sinh chính của toàn lô 15.1 và của bồn trũng. Sét tập “B1” và “E” cũng được đánh giá là nguồn sinh tiềm năng nhưng chiều dày mỏng hơn tập sét “D”. Khu vực sinh dầu chính của cấu tạo Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàng nằm ở Đông Nam bồn trũng, ngoài ra còn có một khu vực nhỏ khác ở phía Đông Bắc lô 15.1. Một số lớp sét mỏng trong Mioxen hạ cũng có thể là nguồn sinh nhưng chúng có thể tích nhỏ và chưa đủ độ trưởng thành .

Thời gian thành tạo dầu trong khu vực là vào khoảng Mioxen trung đến Mioxen thượng. Cấu tạo móng Bọ Cạp được hình thành chủ yếu trước Oligoxen, trầm tích Oligoxen và Mioxen hạ được phủ trên đá móng trong suốt thời gian này và đã tạo những bẫy thuận lợi để hydrocacbon dịch chuyển khỏi đá mẹ và nạp vào bẫy. Việc nạp dầu sớm trong khu vực nghiên cứu có lẽ đã ngăn chặn hiện tượng giảm đô rỗng trong quá trình thành đá của trầm tích. Điều này được thấy rõ trong tầng chứa B10.

b.Đặc điểm tầng chứa :

Trong khu vực nghiên cứu tồn tại hai loại đá chứa là móng nứt nẻ trước Đệ Tam và trầm tích vụn thô trong Mioxen hạ và Oligoxen

Đối với đá móng

Đá móng kết tinh trước Kainozoi là đối tượng chứa dầu khí rất quan trọng ở bồn trũng Cửu Long. Hầu hết các đá này đều cứng, dòn và độ rỗng nguyên sinh thường nhỏ, dầu chủ yếu được tàn trữ trong các lỗ rỗng và nứt nẻ thứ sinh. Ở đây, mặt cắt móng được chia thành các đới có mức độ phong hóa và biến đổi khác nhau. Sự khác nhau này chủ yếu dựa vào phân tích mẫu và tính chất các đường cong địa vật lý giếng khoan, tầng móng được chia thành những đới sau:

_ Đới phong hoá: Điện trở đo sâu có giá trị nhỏ hơn 200 Ohmm.

_ Đới bị biến đổi mạnh: Điện trở đo sâu có giá trị nhỏ hơn 2000 Ohmm, có sự khác biệt nhỏ hoặc không khác biệt giữa đường cong LLS và LLD.

_ Đới biến đổi nhẹ : Điện trở đo sâu có giá trị lớn hơn 2000 Ohmm, lúc này có sự khác biệt lớn giữa LLS và LLD .

_ Đới tươi: Điện trở đo sâu có giá trị lớn hơn 5000 Ohmm, có sự khác biệt rất lớn giữa LLS và LLD .

Đối với trầm tích vụn

Đặc tính thấm chứa nguyên sinh của các đá chứa Oligoxen hạ là không cao do chúng được thành tạo trong môi trường lục địa, với diện phân bố hạn chế, bề dày không ổn định, hạt vụn có độ lựa chọn, mài tròn kém ,hàm lượng xi măng có tỷ lệ cao. Tuy nhiên sự biến đổi thứ sinh cao của đá là yếu tố ảnh hưởng của đá .

Đặc tính thấm chứa của đá cát kết Mioxen hạ thuộc loại tốt do chúng được thành tạo trong môi trường biển nông, biển ven bờ với đặc điểm phân bố rộng và ổn định, các hạt vụn có độ lựa chọn và mài tròn tốt, bị biến đổi thứ sinh chưa cao. Độ rỗng thay đổi từ 12-24 %. Còn bột kết Mioxen hạ thường có kích thước hạt nhỏ đến rất nhỏ với tỷ lệ cao của matrix sét chứa nhiều khoáng vật monmorilonite nên độ rỗng thấp ít vượt quá 10 % .

(hình 9)

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 30 - 32)