ĐẶC ĐIỂM CẤU – KIẾN TẠO:

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 42 - 44)

D. MỎ BỌ CẠP ĐE N:

B. ĐẶC ĐIỂM CẤU – KIẾN TẠO:

Bồn trũng Nam Côn Sơn được giới hạn bởi đới nâng Phan Rang ở phía Bắc, đới nâng Côn Sơn ở phía Tây Bắc, đới nâng Corat-Natura ở phía Tây Nam, quần đảo Spratly ở phía Đông.

•. Hệ thống đứt gãy:

Bồn trũng Nam Côn Sơn có ba hệ thống đứt gãy chính

_ Hệ thống đứt gãy theo hướng Bắc – Nam name ở phần phía Tây của bồn trũng.

_ Hệ thống đứt gãy kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam name ở phía Bắc bồn trũng

_ Hệ thống đứt gãy theo hướng Đông – Tây nằm ở trung tâm bồn trũng

•. Đặc điểm cấu trúc :

Bồn trũng Nam Côn Sơn có cấu trúc khá phức tạp do hoạt động đứt gãy tạo thành. Các khối nâng và sụt phân bố không có quy luật đặc trưng. Dựa vào đặc điểm cấu trúc của móng, có thể phân ra các đơn vị cấu trúc sau:

*. Đới phân nhị phía tây:

Gồm các lô 27, 28, 29, 19, 20, 21, 22. Đặc trưng nổi bật của đới là các trũng hẹp và sâu với các đứt gãy lớn cùng với các cấu tạo lồi theo phương Bắc – Nam. Trầm tích Kainozoi ở đây là các thành tạo lục nguyên với chiều dày thay đổi lớn. Tại trũng hẹp, chiều dày của tầng trầm tích có thể đạt tới 5000m.

*. Trũng trung tâm:

Đây là vùng trũng sâu nhất của bồn trũng Nam Côn Sơn, trải trên diện tích khá rộng ở các lô 11-2, 05-2, 05-3, 04-1, 04-3 và phần phía Bắc của các lô 06 và 12. Chiều sâu của đá móng ở trũng trung tâm tới 12 - 14km.

*. Đới nâng Đại Hùng- Mãng Cầu:

Gồm dải có cấu tạo trũng Bắc và trung tâm, có phương kéo dài theo hướng Đông Bắc và Tây Nam . Đới này bị các đứt gãy phân cắt, tạo thành các khối rất phức tạp.

*. Trũng Bắc :

Trũng Bắc nằm ở phía Bắc Đông Bắc đới nâng Đại Hùng – Mãng Cầu, phát triển dọc theo đới nâng Côn Sơn, bị giới hạn bởi các

đứt gãy hướng Đông Bắc – Tây Nam. Chiều sâu của tầng đá móng có nơi tới 10km .

*. Đới nâng Dừa:

Đây là đới nâng ở phía Tây Nam trũng trung tâm, thuộc lô 12. Hệ thống đứt gãy ở đây cũng khá phức tạp. Chiều dày của tầng trầm tích từ 3-5km .

•. Các hoạt động kiến tạo:

Hoạt động kiến tạo của bồn trũng Nam Côn Sơn có ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng đối với quá trình lắng đọng trầm tích của bồn trũng. Sự thay đổi về tính chất vật lý, tính chất cơ học của đất đá, cũng như tốc độ lắng đọng trầm tích liên quan đến điều kiện khí hậu và sự thay đổi mực nước biển làm cho địa tầng có các pha ( giai đoạn ) phân biệt về sự phân bố theo không gian và thời gian của các đá có tiềm năng sinh, chứa và chắn khác nhau .Hoạt đông kiến tạo của bồn trũng cũng được chia làm ba giai đoạn chính.

*. Giai đoạn Oligoxen:

Giai đoạn này được đặc trưng bởi quá trình hoạt động đứt gãy, tách giãn và lún chìm được phát triển rộng khắp toàn khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn. Giai đoạn tách giãn và sụt lún này được đi kèm là quá trình lắng đọng trầm tích trong môi trường sông hồ, đồng bằng châu thổ. Quá trình tách giãn sụt lún này được xảy ra trong suốt thời gian Oligoxen đến đầu Mioxen sớm với môi trường lắng đọng trầm tích rất đa dạng, từ môi trường sông hồ, đồng bằng châu thổ đến môi trường biển nông .

*. Giai đoạn Mioxen:

Ở giai đoạn này, biển tiến từ Đông sang Tây. Trầm tích có tướng biển nông, đôi chỗ là biển sâu. Tốc độ trầm tích ở giai đoạn này chậm hơn, các đứt gãy dịch chuyển với biên độ nhỏ hơn. Một số đứt gãy đã ở vào giai đoạn ngừng hoạt động. Trong khi đó, một số đứt gãy mới hình thành, làm tăng sự phức tạp về cấu trúc của bồn trũng. Chế độ kiến tạo mang tính oằn võng.

*. Giai đoạn Plioxen- Đệ Tứ:

Hầu hết các đứt gãy đều kết thúc hoạt động vào giai đoạn Mioxen giữa và Mioxen muộn. Sang tới giai đoạn Plioxen – Đệ Tứ, thềm lục địa của biển phát triển mạnh. Biển tiến ồ ạt đồng thời phủ ngập cả đới nâng Côn Sơn và Corat – Natuna. Bình đồ cấu trúc không còn mang tính kế thừa các giai đoạn trứơc. Tuy nhiên trong giai đoạn

này vẫn còn có sự tái hoạt động của các đứt gãy với biên độ rất nhỏ được quan sát qua các ảnh vệ tinh.

Sự hoạt động các đứt gãy không dẫn đến sự thay đổi lớn về cấu trúc toàn vùng như các giai đoạn trước nhưng chúng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dịch chuyển và tích tụ dầu khí.

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w