Địa chất khu vực:

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 47 - 48)

Lô 05-1b nằm ở phía Bắc bồn trũng Nam Côn Sơn là bồn trũng tách giãn phát triển vào thời kỳ đệ Tam cùng với sự hình thành biển Đông. Bồn trũng Nam Côn Sơn bao gồm các trũng địa phương khá sâu, phân chia bởi đới nâng tương đối của móng, theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Cấu tạo Thanh Long nằm về cánh Nam của địa lũy Mãng Cầu và giáp với địa hào trung tâm.

Bồn trũng Nam Côn Sơn nằm trong vành đai núi lửa Tây Thái Bình Dương hoạt động trong Kainozoi theo hai pha tách giãn tạo rift, mở rộ từ Paleogen đến Mioxen trung và sụt lún khu vực diễn ra từ Mioxen trung đến hiện nay.

Pha đầu tiên của quá trình tạo rift xảy ra từ Eoxen muộn đến Oligoxen sớm. Kết thúc quá trình tạo rift vào Oligoxen muộn, khu vực này trở thành khu vực rìa lún chìm thụ động. Hiện tượng này liên quan đến sự nâng lên của mực nước biển xảy ra ở thời kỳ đầu của Mioxen đưa đến hiện tượng biển tiến, là nguyên nhân gây nên sự dịch chuyển nhanh chóng của đường bờ về hướng Tây của bồn trũng Nam Côn Sơn.

Pha tạo rift thứ hai xảy ra trong Mioxen khi đáy biển tách giản theo đừơng trục của biển Đông, dịch chuyển theo hướng Đông Nam về phía bồn trũng Nam Côn Sơn. Pha tạo rift thứ hai này dẫn đến sự hình thành trũng trung tâm khá sâu theo hướng Đông Bắc – Tây Nam đi ngang qua lô 05-3 và 05-2, phía Nam của cấu tạo Thanh Long. Pha sụt lún nhiệt xảy ra từ Mioxen muộn đến Plioxen, tích tụ những lớp sét biển sâu, dày, tạo nên tầng chắn khu vực khá tốt. Thềm lục địa Việt

Nam trong Plioxen, Pleistocen và hiện tại được hình thành theo hướng Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long ngang qua đới nâng Côn Sơn.

( hình 17, 18, 19, 20 )

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 47 - 48)