Cấu tạo tầng móng Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàn g:

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 28 - 29)

D. MỎ BỌ CẠP ĐE N:

a.Cấu tạo tầng móng Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàn g:

Cấu tạo Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàng nằm ở phần Đông Bắc của lô 15.1 và là hai cấu tạo lớn nhất trong lô. Đỉnh móng có ở độ sâu 2475mSS ở cấu tạo Bọ Cạp Đen và 2780mSS trên cấu tạo Bọ Cạp Vàng .Tại vị trí khép kín nhất ( 4000mSS), diện tích khép kín của Bọ Cạp Đen là 82,3 km2 và Bọ Cạp Vàng là 63.2 km 2 .

Cấu tạo Bọ Cạp Đen và Bọ Cạp Vàng là những đới móng cao được hình thành trong suốt thới gian tách giãn tạo bồn trũng ( trước Oligoxen hạ ) và được trầm tích phủ lên trên tạo thành các khép kín ( ở khu vực Bọ Cạp Đen).

Ranh giới cấu tạo là các đứt gãy thuận hướng Đông Bắc –Tây Nam hình thành vào thời gian phát triển bồn trũng. Trong cấu tạo cũng phát triển một số đứt gãy có hướng Đông Tây được tạo thành bởi chuyển động trượt phải của các đứt gãy lớn hướng Đông Bắc –Tây Nam trong suốt thời kỳ Oligoxen thượng tới Mioxen hạ. Trên các bảng đồ Coherence (liên kết), dọc theo các đứt gãy biên có hướng Đông Bắc –Tây Nam của cấu tạo, nhiều bất liên tục đã được phát hiện ở bề mặt móng. Cũng quan sát thấy nhiều bất liên tục ở bên trong móng có hướng Bắc Đông Bắc –Nam Tây Nam, Đông Tây và Tây Bắc –Đông Nam. Những bất liên tục này biểu thị cho các nứt nẻ của móng mà hầu hết liên hệ với sự dịch chuyển trượt bằng theo phương Đông Bắc. Những khe nứt phương Tây Đông và Tây Nam có lẽ là do lực căng tự nhiên ,còn các khe nứt phương Đông Bắc thì sẽ liên quan với các đới phá hủy kiến tạo.

Ngày nay trục ứng suất nén lớn nhất ở các cấu tạo có phương Tây Bắc – Đông Nam và nó ảnh hưởng đến độ mở của các khe nứt.

Móng nứt nẻ ở phần đỉnh cao bị phân cách bởi các đứt gãy là đối tượng chứa dầu chính ở hai cấu tạo này .

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 28 - 29)