LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT CỦA BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN.

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 40 - 42)

D. MỎ BỌ CẠP ĐE N:

A.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT CỦA BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN.

A. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT CỦA BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN. CÔN SƠN.

Bồn Trũng Nam Côn Sơn có cấu trúc địa chất phức tạp, là kết quả của sự va chạm lớn ba mảng : mảng Ấn- Úc , mảng Thái Bình Dương, mảng Á- Âu. Giới hạn phía Bắc của bể là đới nâng Phan Rang, Phía Tây Bắc bởi đới nâng Côn Sơn, Phía Nam bởi đới nâng Khorat- Natuna, ranh giới phía Đông chưa được xác định rõ.

Bồn trũng Nam Côn Sơn nằm trên đới giao nhau của hai hệ thống kiến tạo lớn đó là hệ thống phun trào Đông Dương và hệ thống tách dãn đáy biển Đông. Chính sự giao nhau này, đã đưa đến sự phát triển tách giãn nhiều chu kỳ và các trầm tích lắng đọng trong các môi trường khác nhau .

+Giai đoạn Paleogen :

Bồn trũng Nam Côn Sơn bắt đầu hình thành trong thời kỳ tách giãn ở thời kỳ Paleogen. Quá trình này liên quan tới sự mở rộng ban đầu của biển Đông, tạo nên một loạt các bán địa hào hướng Đông – Tây và lấp đầy các trầm tích có độ dày đáng kể, nhất là ở các trũng sâu. Các khối móng trước Kainozoi kế cận được nâng lên tạo những địa lũy về sau phát triển thành cấu tạo kế thừa trong trầm tích trẻ hơn có ý nghĩa dầu khí quan trọng. Tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này là đới nâng mãng cầu .

+. Giai đoạn Mioxen :

Sau khi toàn bể được nâng lên vào cuối Oligoxen, chấm dứt giai đoạn tạo địa hào. Sang giai đoạn Mioxen, cả vùng hạ thấp xuống, một chu kỳ mới bắt đầu trong điều kiện phát triển kiểu oằn võng .

Vào đầu Mioxen dưới, biển tràn dần từ Đông sang Tây, đến đầu Mioxen giữa, bình đồ cấu trúc của bể tiếp tục võng xuống mạnh hơn. Biển tiến đạt đến điểm cao và lắng đọng trầm tích điệp Thông – Mãng Cầu có tướng biển nông, đôi chỗ có tướng biển sâu .

Vào cuối Mioxen giữa tầng bể bị lôi cuốn vào vận động nâng lên, đới Mãng Cầu được nâng lên và kéo dài về phía Đông – Đông Bắc. Các trũng Bắc và trũng trung tâm của bể hầu như cách biệt nhau .

Chuyển động nâng lên vào cuối Mioxen giữa và các tác động xâm thực, bóc mòn đã tạo nên bề mặt bất chỉnh hợp giữa Mioxen giữa và Mioxen trên. Vào đầu Mioxen trên, bể hạ thấp xuống, biển tiến vào và lắng đọng các trầm tích điệp Nam Côn Sơn và nằm bất chỉnh hợp trên điệp Thông _ Mãn Cầu.

+. Giai đoạn Plioxen – Đệ Tứ :

Đây là thời kỳ phát triển thềm lục địa của bể. Biển tiến vào ồ ạt, bình đồ cấu trúc của bể không mang tính chất kế thừa các thời kỳ trước mà nghiêng dần về biển Đông hiện nay. Trầm tích điệp biển Đông được thành tạo bề dày thay đổi từ Tây sang Đông .

Một phần của tài liệu Bẫy dầu khí (Trang 40 - 42)