CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 1 Hoàn thiện phương pháp để đo lường lạm phát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 61 - 63)

3.3.1. Hoàn thiện phương pháp để đo lường lạm phát ở Việt Nam

¾ Cần xác định lại rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng

Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam được tính từ tập hơp của 300 mặt hàng, phân thành 10 nhóm hàng hoá và có trọng số cố định, do đó rổ hàng hoá tiêu dùng không thể thường xuyên thay đổi và nhanh chóng bị lạc hậu trong nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta hiện nay. Hơn nữa, giá cả nhiều loại hàng hoá bị kiểm soát bởi nhà nước và các công ty độc quyền nên tính đại diện không cao, dễ gây ra sai lệch khi sử dụng để tính toán. Ngoài ra, qua sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng, có thể thấy, nó chịu sự tác động rất lớn của nhóm hàng lương thực thực phẩm, chiếm tỷ trọng gần 47,9% trong rổ hàng hoá. Điều này sẽ làm cho việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng trở nên kém chính xác và không mang tính đại diện cao cho xu hướng biến động giá chung. Vì thế, việc xác định lại rổ hàng hoá về cả mặt hàng và trọng số là điều cần thiết, theo đó, nên loại trừ những hàng hoá gây biến động lớn và thêm vào những hàng hoá mới mang tính ổn định trong một thời gian đủ dài, giảm trọng số những hoá hàng có sức mua giảm và tăng trọng số của những hoá có sức mua tăng lên.

Trang 62

Do thói quen và chưa được quan tâm đúng mức, nhiều thập kỷ qua Việt Nam vẫn sử dụng chỉ số tiêu dùng để đo lường lạm phát và làm cơ sở để điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Nhưng những biến động của chỉ số giá tiêu dùng trong các tháng đầu năm 2004 đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế, các nhà hoạch định và thực thi chính sách vĩ mô về việc đâu là con số lạm phát thực ở Việt nam. Nhiều con số lạm phát ở mức cao đã được Tổng cục Thống kê, các tổ chức, các nhà kinh tế trong nước và quốc tế đưa ra nhưng đều bị các quan chức của Ngân hàng Nhà nước bác bỏ, cho là không chính xác và con số lạm phát mà họ đưa ra thường thấp hơn. Sở dĩ có sự khác biệt này là do có sự mâu thuẫn trong việc tính toán lạm phát, một bên sử dụng phương pháp truyền thống là chỉ số giá tiêu dùng nên đưa ra con số cao hơn, còn một bên, tức Ngân hàng Nhà nước, lại sử dụng phương pháp tính lạm phát cơ bản nên đưa ra con số thấp hơn. Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng của Việt nam hiện nay chịu sự tác động rất lớn của các cú sốc về phía cung như những cơn sốc đột biến về giá cả lương thực thực phẩm và giá xăng dầu tăng cao trên thế giới. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng không thể hiện rõ nét xu thế tăng mức giá chung của nền kinh tế nên không thể dùng nó để làm mục tiêu điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, mà thay vào đó phải sử dụng một chỉ tiêu khác đó là lạm phát cơ bản để biểu hiện xu hướng lạm phát và làm mục tiêu để điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Điều này cũng phù hợp với quan điểm chung của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc đo lường lạm phát.

Như vậy điều cần thiết nhất trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam là phải xây dựng cho được một phương pháp tính lạm phát cơ bản thống nhất, nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định và thực chi các chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát.

Trang 63

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)