Nguyên nhân gây ra lạm phát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

Theo lý thuyết, trong giai đoạn nền kinh tế đang tăng trưởng, nếu không có những cú sốc về phía cung, thì lạm phát xảy ra là do tăng tổng cầu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng. Tổng cầu tăng là do gia tăng chi tiêu trong nền kinh tế và sự gia tăng thặng dư (hay giảm thâm hụt) trong cán cân ngoại thương. Với cách lập luận này, ta có thể kết luận rằng nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát trong giai đoạn này là do cầu kéo thể hiện qua các mặt sau:

- Về chi tiêu của dân chúng, qua tình hình biến động của chỉ số giá tiêu dùng ta có thể kết luận rằng nhu cầu chi tiêu mua sắm của dân chúng có tăng lên trong giai đoạn này, vì với nền kinh tế đang tăng trưởng và sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tình trạng thất nghiệp sẽ giảm xuống và thu nhập của người dân sẽ

Trang 38

- Về thâm hụt ngân sách, do nguồn thu ngân sách ổn định nên mức thâm hụt ngân sách được huy trì ở mức thấp dưới 5%GDP. Mặc dù, Nhà nước đã chấm dứt việc tài trợ thâm hụt bằng phát hành tiền nhưng lại bù đắp bằng nguồn vay nợ trong và ngoài nước. Việc bù đắp thâm hụt bằng vay vốn trong nước sẽ không làm thay đổi cơ sở tiền tệ và do đó cũng không làm thay đổi tổng cầu. Tuy nhiên, với việc vay nợ từ nước ngoài chắc chắn sẽ làm tăng cơ sở tiền và do đó sẽ làm tăng tổng cầu.

Bảng 4: Thâm hụt NSNN và bù đắp thâm hụt NSNN 1991-1999

Chỉ tiêu 1991-1995 1996 1997 1998 1999 1. Thâm hụt NSNN %GDP

2. Phát hành tiền (%) 3. Vay trong nước (%) 4. Vay nước ngoài (%)

4,3 - 63 37 3,1 - 58 42 4,2 - 64 36 3,8 - 50 50 4,9 - 53 47 (Nguồn số liệu: Bộ Tài chính).

- Về chi tiêu đầu tư, tổng số vốn đầu tư tăng đều hàng năm từ 64,7 ngàn tỷ năm 1992 tăng lên 99,8 ngàn tỷ vào năm 1999. Mặc dù vốn đầu tư nước ngoài có sụt giảm vào các năm 1998 và 1999, nhưng được thay thế và bổ sung bằng vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là vốn đầu tư của tư nhân. Điều này cũng góp phần làm tăng tổng cung.

Bảng 5: Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế 1995-1999

Chia ra Tổng số Khu vực kinh tế nhà nước Khu vực tư nhân Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Giá so sánh 1994 Tỷ đồng 1995 64.684,8 27.184,8 17.857,1 19.642,9 1996 74.314,6 36.474,5 18.537,4 19.302,7 1997 88.607,1 43.800,7 20.032,1 24.774,3 1998 90.952,4 50.497,7 21.586,2 18.868,5 1999 99.854,6 58.584,8 24.011,5 17.258,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trang 39

- Về cán cân ngoại thương, tổng kim ngạch ngoại thương tăng đều hàng năm từ 13,6 tỷ đô la năm 1995 tăng lên 23,28 tỷ đô la vào năm 1999, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ 5,5 tỷ đô la vào năm 1995 tăng lên 11,5 tỷ đô la vào năm 1999. Với việc gia tăng nhanh chóng xuất khẩu đã làm cho thâm hụt ngoại thương có xu hướng giảm xuống, xét theo từng năm thì sẽ làm tăng tổng cầu của năm sau so với năm trước. Mặt khác, với việc đẩy mạnh xuất khẩu đã gây áp lực rất lớn đến lượng hàng cung ứng cho nhu cầu nội địa, góp phần làm tăng giá cả trong nước.

Bảng 6: Tổng trị giá xuất nhập khẩu từ 1995-1999

Chia ra Năm (triệu USD)Tổng số

Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt 1995 13.604,3 5.448,9 8.155,4 (2.707) 1996 18.399,5 7.255,9 11.143,6 (3.888) 1997 20.777,3 9.185,0 11.592,3 (2.407) 1998 20.859,9 9.360,3 11.499,6 (2.139) 1999 23.283,5 11.541,4 11.742,1 (201) (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn ta có thể thấy rằng tốc độ tăng tổng cầu không lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng. Nếu chỉ xét ảnh hưởng của vốn đầu tư và cán cân ngoại thương lên tổng cầu ta thấy rằng, từ năm 1995 đến 1999, tuy tốc độ tăng vốn đầu tư có nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng nhưng thâm hụt ngoại thương lại xảy ra đều ở các năm, do đó, làm cho tổng cầu tăng lên không nhiều.

Tổng cầu tăng trưởng nhanh hơn tổng cung nhưng với mức độ không lớn, sẽ làm gia tăng lạm phát nhưng ở mức độ thấp. Điều này càng làm sáng tỏ hơn phần phân tích ở trên rằng, việc loại bỏ những biến động bất thường của nhóm hàng

Trang 40

lương thực thực phẩm trong các năm 1994,1995 và 1998 sẽ làm cho chỉ số tiêu dùng thể hiện đúng đắn hơn xu hướng vận động củ lạm phát.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)