Đối với chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

Trang 72

Do nguồn lực của nền kinh tế có hạn, vì thế việc tiết kiệm chi ngân sách nhà nước là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong kế hoạch chi tiêu dài hạn. Nếu không tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước thì sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ và thuế cho nền kinh tế trong tương lai, gây ra áp lực lạm phát. Do đó, để góp phần kiểm soát lạm phát, chi ngân sách nhà nước cần được hoàn thiện theo hướng như sau:

¾ Chi ngân sách nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở kế hoạch nguồn thu thực tế đạt được, nếu nguồn thu không đạt kế hoạch buộc phải giảm bớt chi tiêu của ngân sách tướng ứng, nhằm thực hiện cân đối ngân sách nhà nước. Hơn nữa, thâm hụt ngân sách phải duy trì ở mức thấp, không được kéo dài và phải nằm trong phạm vi có thể trả nợ được. Vì một bài học được rút ra từ cả lý thuyết lẫn thực tiễn là nếu thâm hụt ngân sách lớn và kéo dài sẽ dẫn đến việc tài trợ thâm hụt bằng việc phát hành tiền giấy, điều này tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát cao và gây bất ổn cho nền kinh tế;

¾ Cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên và tăng cường chi tiêu đầu tư phát triển kinh tế, theo đó, phải đảm bảo tốc độ tăng chi tiêu thường xuyên luôn nhỏ hơn tốc độ tăng chi tiêu đầu tư phát triển.

Đối với khoản chi tiêu thường xuyên, cần đẩy mạnh việc khoán chi ngân sách nhà nước nhằm tăng cường tính chủ động và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính, xoá bỏ cơ chế xin cho, đảm bảo tính minh bạch trong việc chi ngân sách nhà nước.

Đối với chi đầu tư phát triển, cần phải hạn chế việc tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp nhà nước, tập trung vốn cho chi đầu tư

Trang 73

phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư cho nông thôn và nâng dần tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và phát triển khoa học công nghệ;

¾ Cải cách hợp lý chế độ tiền lương đối với công chức nhà nước, về lâu dài sẽ giảm bớt được gánh nặng cho ngân sách vì không phải thường xuyên điều chỉnh lương khi xảy ra những biến động lớn về giá cả hàng hoá tiêu dùng, giúp cho việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát được thuận lợi hơn. Theo đó, thực hiện đồng bộ việc tinh giảm biên chế bộ máy quản lý hành chính, và tăng mức lương cơ bản cho cán bộ công chức nhà nước sao cho họ có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Đối với lao động dôi dư, cần tìm ra nguồn tài trợ để chi trả trợ cấp thoả đáng cho họ theo đúng qui định của pháp luật;

¾ Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác kiểm toán nhà nước đối với các khoản chi ngân sách nhà nước, các cơ quan quản lý hành chính, các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và đặc biệt là các công trình xây dựng cơ bản nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí, thâm lạm vốn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó, phải xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm đã phát hiện như bắt bồi thường thiệt hại, hay đưa ra xử lý hình sự nếu sự việc xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng không thể xử lý hành chính được.

¾ Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, giảm bớt tốn kém thời gian, chi phí của xã hội khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến thủ tục hành chính.

¾ Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các khoản chi xây dựng cơ bản nhằm chống thất thoát vốn. Xem xét, đánh giá và chấm dứt các dự án đầu tư tràn lan, không đạt hiệu quả như chương trình mía đường, đánh bắt xa bờ…, đồng thời tập trung vốn để đầu tư vào những công trình trọng điểm và mang lại hiệu quả thiết thực.

Trang 74

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)