THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

CHƯƠNG 2

Những năm 1976-1985, đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam phải đương đầu với muôn vàn khó khăn: những hậu quả kinh tế xã hội nặng nề sau chiến tranh; tiếp đến là cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và cải tạo nông nghiệp ở miền Nam đã khiến cho năng lực sản xuất của nền kinh tế bị giảm sút; chiến tranh liên tiếp xảy ra ở biên giới phía Bắc và phía Nam buộc Nhà nước phải huy động tất cả các nguồn lực để đảm bảo an ninh quốc phòng; cộng thêm sự cấm vận bao vây kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây… Tất cả những điều đó đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội chỉ đạt trên dưới khoảng 2%, trong khi đó dân số tăng với tốc độ bình quân trên 2,24% một năm. Tình hình đó khiến cho đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến làn sóng vượt biên ra nước ngoài càng diễn ra mạnh mẽ. Nền kinh tế lâm vào thế bế tắc, giá cả hàng hoá leo thang nhanh chóng làm cho đời sống người dân đã khó khăn càng thêm khó khăn hơn.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt, ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị 100-CT về công tác mở rộng và khoán sản phẩm đến người lao động. Đây thực sự là một bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp thời bấy giờ, bởi vì nó cho phép người nông dân sử dụng có hiệu quả toàn bộ phần đất nhận khoán của mình chứ không phải ở những mảnh đất nhỏ được

Trang 27

phân như trước đây. Với cơ chế khoán mới này đã tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực đã tăng từ 14,4 triệu tấn năm 1980 lên 15 triệu tấn năm 1981. Bên cạnh cải cách nông nghiệp, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 25-CP về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.

Tuy nhiên, do vẫn tồn tại cơ chế quản lý kế hoạch tập trung nên những chính sách cải cách trên chưa thể giúp Việt Nam thoát khoải khó khăn, nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt. Tình hình càng tồi tệ hơn khi cuộc cải cách giá – lương – tiền trong năm 1985 bị thất bại, khiến cho giá cả hàng hoá càng leo thang dữ dội, đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy siêu lạm phát và đạt tới đỉnh điểm vào năm 1986 lên tới 774,7%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)