Lạm phát do cầu kéo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 49 - 54)

Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát cầu kéo ở Việt Nam giai đoạn này là do chính sách kích cầu của Nhà nước để kích thích phát triển kinh tế. Kết quả của chính sách kích cầu đó đã làm cho tổng cầu tăng lên một cách nhanh chóng so với tổng cung dẫn đến giá cả tăng lên. Điều này thể hiện qua các mặt sau:

- Vốn đầu tư không ngừng gia tăng, từ 110,6 ngàn tỷ đồng năm 2000 đã tăng lên 158,6 ngàn tỷ đồng vào năm 2003, tức tăng 43%, và tăng đều ở các khu vực kinh tế. Trong đó, nổi bật nhất là sự gia tăng đầu tư của khu vực tư nhân từ 26,3 ngàn tỷ đồng năm 2000 lên 41,97 ngàn tỷ năm 2003, tức tăng 59,4%.

Trang 50

Bảng 8: Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế 2000-2003

Chia ra Tổng số Khu vực kinh

tế nhà nước Khu vực tư nhân đầu tư nước ngoàiKinh tế có vốn

Giá so sánh 1994 Tỷ đồng 2000 110.635,7 63.616,3 26.334,7 20.684,7 2001 124.142,7 72.131,8 29.232,4 22.778,5 2002 143.600,6 79.000,7 38.753,7 25.846,2 Sơ bộ 2003 158.606,4 88.806,6 41.966,5 27.833,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

- Thâm hụt ngân sách tiếp tục được duy trì qua các năm và có xu hướng tăng lên, từ 2,8% GDP năm 2000 tăng lên 3,2% GDP trong 9 tháng đầu năm 2004. Điều này chứng tỏ chi tiêu từ ngân sách nhà nước cũng gia tăng, góp phần làm tăng tổng cầu. Bảng 9: Thâm hụt NSNN và bù đắp thâm hụt NSNN 2000-09/2004 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 09/2004 1. Thu ngân sách (%GDP) 2. Chi ngân sách (%GDP) 3. Thâm hụt (%GDP) 21,1 23,9 -2,8 22,7 25,6 -2,9 22,9 24,8 -1,9 22,8 25,1 -2,3 23,9 27,1 -3,2 (Nguồn số liệu: Bộ Tài chính).

- Về cán cân ngoại thương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng từ 30,12 tỷ đô la năm 2000 lên 45,4 tỷ đô la vào năm 2003, tức tăng 50,7%, trong đó, xuất khẩu tăng 39,3% và nhập khẩu tăng 61,3%. Như vậy, tốc độ nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu làm tăng thâm hụt cán cân ngoại thương. Về mặt lý thuyết điều này sẽ làm giảm tổng cầu. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, thị trường xuất khẩu mở rộng cũng là một nguyên nhân gây nên áp lực tăng giá đối với hàng hoá trong nước, vì nhu cầu hàng xuất khẩu ngày càng cao, sẽ làm cho giá xuất khẩu tăng lên, kéo theo tăng giá cả hàng hoá nội địa. Điều này dễ dàng nhận

Trang 51

thấy ở mặt hàng xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua, do giá gạo trên thị trường thế giới tăng đã làm cho giá gạo trong nước tăng theo.

Bảng 10: Tổng trị giá xuất nhập khẩu từ 2000-2003

Chia ra Năm (triệu USD)Tổng số

Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt

2000 30.119,2 14.482,7 15.636,5 -1.153,8 2001 31.247,0 15.029,0 16.218,0 -1.189,0 2002 36.451,7 16.706,1 19.745,6 -3.039,5 Sơ bộ 2003 45.402,9 20.176,0 25.226,9 -5.050,9 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 2.3.2.2. Lạm phát do chi phí đẩy

Như đã trình bày ở trên, về mặt lý thuyết, nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát chi phí đẩy là do tác động của những cú sốc về phía cung, tức là do sự gia tăng các yếu tố đầu vào. Với quan điểm như vậy, các cú sốc về phía cung gây ra tác động tăng giá hiện nay có thể kể ra là:

Thứ nhất, do đại dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và bùng phát vào thời điểm đầu năm nên đã làm cho sản lượng gia cầm sụt giảm, giá cả tăng lên. Hơn nữa, do người dân lo lắng dịch bệnh nên đã chuyển sang tiêu thụ các loại hàng thực phẩm khác làm cho nhu cầu tăng đột biến, khiến giá cả hầu hết các mặt hàng thực phẩm khác cũng tăng lên.

Thứ hai, sự tăng giá dầu thô trên thế giới đã làm cho hầu hết các mặt hàng có gốc từ dầu khí đều tăng giá làm cho giá nhập khẩu các yếu tố đầu vào tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất. Đặc biệt, do giá phân bón nhập khẩu tăng cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, làm gia tăng giá cả nhóm hàng lương thực thực phẩm. Hơn nữa, do giá dầu tăng đã làm tăng chi phí vận chuyển, và vì thế, làm tăng chi phí kinh doanh của hầu hết các ngành nghề, góp phần làm tăng giá cả trên diện rộng.

Trang 52

Tuy nhiên, ngoài hai nguyên nhân cơ bản và khách quan trên, việc làm cho chi phí sản xuất tăng cao cũng còn do một số nguyên nhân chủ quan khác xuất phát từ những tồn tại trong bản thân nền kinh tế, đó là:

- Tình trạng độc quyền ở một số ngành nghề đã làm cho giá cả bị méo mó, không vận động theo cơ chế thị trường mà vận động theo ý chủ quan và lợi ích riêng. Chẳng hạn như các ngành điện, vận chuyển, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dược phẩm, sắt thép, … là một minh chứng.

- Lãi suất tín dụng hiện nay đang ở mức cao là một gánh nặng đối với chi phí đầu tư của các doanh nghiệp. So với các nước, lãi suất huy động bình quân của Việt Nam hiện nay là trên 7%, cao hơn nhiều nước trên thế giới, điều này tác động không nhỏ đến mặt bằng giá cả trong nước.

- Tình trạng lãng phí trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước vẫn còn phổ biến và đáng báo động, theo các báo cáo không chính thức của các cơ quan nhà nước thì thất thoát trong xây dựng cơ bản là khoảng 30%. Đây là một con số không nhỏ và được tính vào trong giá thành sản phẩm, do đó góp phần làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh.

- Sự lạm dụng chủ trương xã hội hoá trong việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông cũng là một nguyên nhân làm tăng chi phí. Việc xây dựng, sửa chữa nhiều tuyến đường giao thông theo hình thức “xây dựng, kinh doanh và chuyển giao” diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương làm tăng các khoản lệ phí cầu đường lên, mặc dù Nhà nước đã thu qua giá xăng dầu, điều này góp phần làm cho chi phí vận chuyển tăng cao. Hơn nữa, tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cầu đường là phổ biến, cộng thêm sự thả lỏng quản lý của các cơ quan nhà nước đã làm chi phí bất hợp lý trong các công trình này tăng cao, đẩy gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp phải chịu.

Trang 53

- Thuế suất cao cũng là một nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất tăng cao, chẳng hạn như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,..đặc biệt là thuế nhập khẩu, tồn tại rất nhiều loại thuế suất và cách thức tính toán cũng rất phức tạp, dựa trên nhiều công dụng khác nhau.

- Sự yếu kém và nhũng nhiễu của các cơ quan công quyền đã làm tốn kém thời gian, chi phí đi lại của doanh nghiệp, thậm chí còn làm phát sinh các khoản chi phí “ngoài luồng”. Đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài hai nguyên chủ yếu vừa nêu trên, một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng đóng góp vào tình hình biến động giá cả ở các tháng đầu năm 2004 là yếu tố tâm lý của người dân. Yếu tố tâm lý này xuất phát từ hai nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về nguyên nhân chủ quan, đó là do bản thân của người dân còn ám ảnh bởi những cơn sốc siêu lạm phát ỡ những năm 80 và thiếu hiểu biết về tình hình biến động giá cả nên đã có những động thái dự phòng thái quá, khiến cho nhu cầu gia tăng giả tạo đẩy giá cả tăng lên.

Về nguyên nhân khách quan, đó là thiếu những thông tin cần thiết về tình hình biến động giá cũng như những giải thích rõ ràng, hợp lý và đáng tin cậy từ các quan chức điều hành chính sách kinh tế vĩ mô khiến cho người dân hoang mang, lo lắng. Thậm chí một vài dự đoán “sai” về tình hình biến động giá cả của các quan chức điều hành, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, càng làm cho niềm tin của dân chúng bị giảm sút. Điều này càng được nhân lên khi có sự thiếu nhất quán giữa lời nói và việc làm trong việc thực thi chính sách vĩ mô, nhưng lại không được giải thích rõ ràng cho dân chúng biết. Và một điều nữa, cũng làm gia tăng yếu tố tâm lý của dân chúng là việc lựa chọn thời điểm phát

Trang 54

hành tiền giấy mới polymer vào thời điểm dịp Tết Âm lịch và chủ trương tăng lương vào các tháng cuối năm đã làm cho sự lo lắng về mất giá đồng tiền càng tăng cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)