Mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 58 - 61)

So với các nước trên thế giới, có thể nói Việt Nam đang bị tụt hậu khá xa về nhiều mặt trong đó quan trọng nhất là sự tụt hậu về kinh tế. Với thu nhập bình quân đầu người hiện nay khoảng 440USD/năm, thì phải mất một thời gian rất dài Việt Nam mới có thể theo kịp các nước trên thế giới. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn Việt Nam vẫn xác định duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế ở mức cao là mục tiêu hàng đầu, nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước. Điều này tạo ra một nhu cầu rất lớn đối với các yếu tố sản xuất như đất đai, tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ,... đòi hỏi phải khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực trong nước cũng như từ nước ngoài. Tuy nhiên, do các nguồn lực kinh tế lại có hạn, cho nên việc tăng trưởng kinh tế quá nhanh sẽ kéo theo nhu cầu về các yếu tố sản xuất càng lớn, làm tăng áp lực tăng giá của các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất tăng giá sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, dẫn đến tăng giá cả hàng hoá, làm gia tăng lạm phát. Và khi đó, sẽ gây ra

Trang 59

những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Như vậy, mức lạm phát như thế nào là phù hợp nhất trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong xu hướng tăng trưởng như hiện nay?

Qua thực trạng tình hình biến động của lạm phát trong thời gian qua, xét trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, thì mức lạm phát từ 3% đến 5% có lẽ như là phù hợp nhất, vì hai lý do sau :

¾ Thứ nhất, tổng sản phẩm danh nghĩa đạt ở mức cao;

¾ Thứ hai, mức tăng trưởng thực là con số dương; (GDP thực = GDP danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát)

Tuy nhiên, nếu dựa vào tình hình trên mà lựa chọn mức lạm phát 3%-5% để làm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam là không ổn. Điều này xuất phát từ một lý do cơ bản như đã đúc kết ở phần kết luận chương 2, đó là lạm phát ở Việt Nam hiện nay là lạm phát chỉ số giá tiêu dùng, mà chỉ số giá tiêu dùng lại không phản ánh được thực chất lạm phát xảy ra, do đó, không thể dùng nó làm căn cứ để xác định mục tiêu cụ thể cho việc kiểm soát lạm phát được. Nếu nói mục tiêu lạm phát từ 2%-5% là hợp lý thì tại sao không chọn mức lạm phát ở hai con số từ 12%- 17% như ở các năm 1992, 1994, và 1995, là những năm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, vì nếu loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố bất thường thì lạm phát cơ bản ở các năm này sẽ thấp và GDP thực sẽ là con số dương. Do vậy, việc đưa ra một con số cụ thể để làm mục tiêu cho việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là rất khó, đòi hỏi phải có sự tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. Vì nếu lựa chọn mục tiêu lạm phát sai, sẽ dẫn đến sai lầm trong chính sách và hậu quả gây ra sẽ rất khó lường.

Nói như thế, không có nghĩa là không thể xác định được mục tiêu cụ thể cho việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Trước mắt, trong bối cảnh chỉ tiêu lạm

Trang 60

phát cơ bản chưa được tính toán và cũng chưa có thời gian để kiểm định thước đo mới này, mục tiêu trước mắt để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam là cố gắng duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng và lãi suất tín dụng bình quân hình thành trên thị trường. Đây là một tỷ lệ lạm phát chấp nhận được đối với điều kiện phát triển kinh tế ở Việt Nam, vì với tỷ lệ lạm phát như vậy thì tốc độ tăng trưởng và lãi suất thực sẽ là con số dương, điều này sẽ hạn chế những tác động xấu do lạm phát gây ra đồng thời củng cố thêm niềm tin của dân chúng, nhà đầu tư vào chính sách kiểm soát lạm phát của Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để duy trì sự ổn định phát triển kinh tế.

Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ chắc chắn sẽ chịu sự tác động rất lớn của những yếu tố bên ngoài, chỉ cần những thay đổi nhỏ trong nền kinh tế thế giới cũng tác động rất lớn đối với chúng ta. Do đó, giá cả trong nước thường xuyên biến động là điều không thể tránh khỏi. Điều này, đòi hỏi người dân, doanh nghiệp phải chủ động có những biện pháp tích cực để đối phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, như trường hợp đột biến giá xăng dầu vừa qua, chứ không thể trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mãi được vì khả năng của ngân sách nhà nước là có giới hạn. Như vậy để đảm bảo thực hiện mục tiêu lạm phát đã đề ra, Nhà nước cần phải thực thi đồng bộ và linh hoạt những chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát, đồng thời phải tạo ra được những phương tiện cần thiết để doanh nghiệp, người dân có thể chủ động sử dụng chúng đối phó với tình huống bất ổn có thể xảy ra, làm giảm bớt gánh nặng lên các chính sách kinh tế của Nhà nước.

Trang 61 Các chính sách bổ trợ Tăng trưởng Chính sách tiền tệ Chính sách tài

khoá KIỂM SOÁT LAM PHÁT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)